Theỹcânnhắcđưahàngnghìnquânđếngầnlãnhthổbảng xếp hạng vđqg nhật bảno Thời báo New York, giới chức cấp cao của quân đội Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley, hôm 22/1 đã mở một cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Biden tại Trại David, bang Maryland.
Tại cuộc họp, các quan chức trên đã đề xuất với ông Biden một loạt lựa chọn về việc đưa quân đội Mỹ đến gần lãnh thổ Nga hơn trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Một trong những phương án được đưa ra là sẽ điều động khoảng 1.000-5.000 quân đến gần biên giới Nga, nếu NATO cho rằng điều này là cần thiết.
Xe tăng Mỹ tham gia cuộc tập trận ở Latvia vào tháng 3/2021. Ảnh: EPA |
Việc gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ tại các nước đồng minh thuộc NATO sẽ thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Biden về các vấn đề với Nga, khi trước đây chỉ ủng hộ các biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao. Ông chủ Nhà Trắng dự kiến sẽ đưa ra quyết định sớm nhất là vào tuần tới.
Hãng thông tấn Sputnik nhận định, nếu Tổng thống Biden chấp thuận việc triển khai quân đội tới “cửa ngõ” của Nga, một số binh sĩ sẽ được điều chuyển từ Mỹ, trong khi số khác sẽ đến từ các khu vực ít có nguy cơ bị tấn công hơn ở châu Âu.
Một số nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra các quan điểm trái chiều trước đề xuất trên. Hạ nghị sĩ Michael McCaul, thành viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho biết: "Chúng ta cần các cuộc tập trận chung ở Ba Lan, các nước Baltic, Romania, Bulgaria, để cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thấy rằng chúng ta đang nghiêm túc (về vấn đề Ukraina)".
Trong khi đó, một số người khác cho rằng việc triển khai quân tới gần lãnh thổ Nga không giúp ích nhiều cho việc giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay. Jim Townsend, một cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc về chính sách của Nga, cho biết việc đưa tới 5.000 quân Mỹ sát lãnh thổ Nga sẽ gây lãng phí, và một lần nữa biến Tây Âu trở thành một “trại lính".
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang sau khi Mỹ và các đồng minh cáo buộc Moscow điều khoảng 100.000 quân tới sát biên giới với Ukraina, với lo ngại nước này có thể tấn công quốc gia láng giềng. Phía Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc trên, và khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây nước này hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.
>>> Cập nhật tình hình căng thẳng tại Ukraina
Việt Anh
Mỹ giảm nhân viên đại sứ quán, chuyển lô vũ khí thứ 2 cho Ukraina
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông báo sẽ giảm nhân viên làm việc cho sứ quán nước này ở Ukraina, bắt đầu bằng việc rút thân nhân của họ và các nhân sự không thiết yếu khỏi quốc gia Đông Âu.