发布时间:2025-01-11 13:56:50 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Những người sống nhờ vào cây lục bình trên các tuyến sông lớn đang phải lao đao,ềlụcbnhlaođnha cai.net bởi lục bình chết hàng loạt do xâm nhập mặn.
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, toàn bộ diện tích nuôi lục bình của gia đình chị Ngân bị tàn lụi.
Men theo con lộ nhựa thuộc Vàm Kênh Mới sông Nước Đục (ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh) mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh lục bình chết hàng loạt, lụi tàn vì nước mặn. Gia đình anh Hồ Linh Tá và chị Nguyễn Thị Kim Ngân, ở ấp Tư Sáng, một trong những hộ nuôi lục bình chịu thiệt hại nặng nề bởi ảnh hưởng của mặn. Đưa mắt nhìn đám lục bình khô héo, anh Tá than: “Mọi thu nhập của gia đình tôi đều phụ thuộc vào cây lục bình, nhưng năm nay do nước mặn, lục bình bị cháy rụi hoàn toàn, thế là mười mấy triệu đồng thuê bãi để đầu tư trồng lục bình coi như không lấy lại được. Bây giờ, gia đình tôi không biết phải xoay sở ra làm sao”.
Hoàn cảnh gia đình anh Tá, chị Ngân rất khó khăn, không đất đai canh tác, do đó, gần 10 năm nay, hai vợ chồng anh sống bằng nghề nuôi lục bình (thuê bãi để nuôi). Lúc đầu, anh Tá chỉ thuê 4 công lục bình, nhận thấy nghề nuôi lục bình có thể sống được, giúp gia đình thoát nghèo, do đó, diện tích càng ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, hai năm trước anh Tá đã mạnh dạn thuê 16 công, hy vọng “đổi đời” nhờ cây lục bình, nào ngờ lại gặp cảnh tình như hiện nay. “Đám lục bình nhà tôi chỉ còn 10 ngày nữa là đến ngày thu hoạch, thế nhưng mặn xâm nhập, coi như mất trắng tất cả rồi”, chị Ngân chia sẻ. Được biết, với diện tích nuôi lục bình hiện có, mỗi năm gia đình anh Tá, chị Ngân cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn lục bình tươi, mang về thu nhập hàng chục triệu đồng. Không chỉ vậy, với việc thu hoạch lục bình thường xuyên, gia đình anh Tá còn tạo việc làm cho từ 5-7 lao động/mỗi ngày.
Năm nay, do ảnh hưởng của mặn, không chỉ người nuôi trồng lục bình lao đao, mà những người sống nhờ vào nghề chặt lục bình cũng gặp nhiều khó khăn, bởi mất nguồn thu nhập đáng kể. Bà Trần Thị Hà, ở ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho biết: “Gia đình khó khăn, học vấn thấp, do đó, vợ chồng tôi chọn nghề chặt lục bình để mưu sinh. Lục bình được bà con nuôi quanh năm, do đó, nghề của chúng tôi cũng nhờ đó mà làm liên tục. Bình quân mỗi ngày, tôi chặt được 500kg lục bình, tính ra cũng được 100.000 đồng/ngày, còn chồng tôi thì 70.000-80.000 đồng/ngày, đủ nuôi sống gia đình. Năm nay, mặn gay gắt quá, lục bình cháy rụi, nên khoảng một tháng nay chúng tôi không có việc làm, cuộc sống cũng vì thế mà thêm túng thiếu. Hiện nay, chồng tôi đã đi giữ vịt thuê, để lo miếng cơm hàng ngày”.
Có thể nói, từ một loài cây không có giá trị, những năm trở lại đây, lục bình thật sự đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn tỉnh. Chính vì những lợi ích từ việc sản xuất thành những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, cây lục bình đã giúp hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và có tích lũy vốn. Tuy nhiên, trước tình hình mặn gay gắt như hiện nay đã khiến nguồn thu nhập từ loài cây này cũng bị giảm sút đáng kể. Chị Lê Thị Thúy, Tổ trưởng Tổ đan đát lục bình ở ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Lục bình phơi khô hiện có giá 9.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với trước. Nếu mặn kéo dài thì giá lục bình nguyên liệu sẽ tăng cao, từ đó đồng nghĩa với thu nhập của chúng tôi sẽ giảm đáng kể”.
Còn theo bà Lê Thị Ngọc Thu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh Tú, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, hiện nay, hợp tác xã còn duy trì nguồn nguyên liệu cho người dân đan đát khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, khả năng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sau 3 tháng là rất cao, bởi lục bình từ lúc nuôi đến thu hoạch phải mất thời gian từ 3 tháng trở lên, trong khi hiện nay nước vẫn còn mặn, người dân chưa thể nuôi lục bình lại.
Những năm qua nghề trồng và đan đát lục bình đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn. Tuy gọi là nguồn thu nhập phụ trong thời gian nhàn rỗi, nhưng trên thực tế nghề này thật sự đã giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống. Với lại, công việc này luôn có quanh năm nên thu nhập cũng nhờ đó được ổn định. Tuy nhiên, năm nay do mặn gay gắt nên đến thời điểm này, toàn bộ diện tích lục bình ở các tuyến sông lớn bị cháy rụi, do đó, nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu đan đát cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ lục bình là rất lớn, cũng như vấn đề nuôi lục bình của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Văn Triệu, ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Gia đình tôi nuôi 4 công lục bình, đợt vừa qua, mặn về gia đình tôi thu hoạch không kịp nên bỏ hết 1 công, tính ra cũng mất hết 10 tấn lục bình tươi. Hiện lục bình trên các tuyến sông lớn đã bị cháy rụi hết rồi, chúng tôi đang lo, khi nước ngọt về không biết tìm đâu nguồn lục bình con để nuôi lại”. Lo lắng của ông Triệu cũng chính là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều người sống nhờ vào cây lục bình trên địa bàn tỉnh hiện nay…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关文章
随便看看