Hàng giả,ậnTếtKỷHợiNóikhôngvớihànggiảhàngnhácon át trong xì dách là bao nhiêu hàng nhái tràn lan trên thị trường
Theo khảo sát PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), thị trường mua sắm những ngày cuối năm trở nên nhộn nhịp hơn. Các siêu thị, cửa hàng tạp hóa... bắt đầu cung cấp lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ Tết nhiều hơn, như: rượu, thuốc lá, bánh kẹo, thực phẩm, quần áo, mĩ phẩm... Tuy nhiên, không ít mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ... bắt đầu len lỏi vào các cửa hàng tạp hóa, chợ... Nếu người tiêu dùng không tinh ý, rất dễ mua phải hàng kém chất lượng.
Bên cạnh đó, một số khách hàng có xu hướng mùa hàng online, hàng xách tay... để tặng, biếu người thân, bạn bè hoặc cho chính gia đình mình trong dịp Tết vừa tiết kiệm thời gian đi lại, vừa tiện lợi. Chỉ cần một thao tác đơn giản, khách hàng đã đặt được sản phẩm mình yêu thích. Nhưng thực tế, một số khách hàng sau khi đặt mua trên mạng xã hội đã rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi sản phẩm không đúng như hình ảnh quảng cáo.
Liên quan vấn đề mua phải hàng giả, hàng nhái, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Bộ Công thương) cho hay khi mua hàng qua mạng người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng. Vì thế, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với được quảng cáo.
"Hơn nữa, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề đáng quan tâm và người mua hàng qua mạng xã hội hiện chỉ dựa chủ yếu vào sự tin tưởng truyền từ những bình luận và bạn bè. Vì vậy, người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng là chuyện dễ hiểu. Đó là chưa kể đến tình trạng bị giao hàng chậm, hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán", đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nói thêm.