欢迎来到Empire777

Empire777

【tỉ số trận ý】Luật Đầu tư công cần áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc minh bạch, chịu trách nhiệm cá nhân

时间:2025-01-11 12:59:24 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

luat dau tu cong can ap dung manh me nguyen tac minh bach chiu trach nhiem ca nhanLuật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công: Chưa vướng mắc sao phải sửa?
luat dau tu cong can ap dung manh me nguyen tac minh bach chiu trach nhiem ca nhanSửa đổi Luật Đầu tư công: Phân cấp triệt để tạo sự chủ động, tránh lãng phí nguồn lực
luat dau tu cong can ap dung manh me nguyen tac minh bach chiu trach nhiem ca nhanSửa đổi Luật Đầu tư công: Chính phủ sẽ rà soát, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
luat dau tu cong can ap dung manh me nguyen tac minh bach chiu trach nhiem ca nhan
Tọa đàm đối thoại chính sách Sửa đổi Luật Đầu tư công: Bàn luận từ các góc nhìn đa chiều. Ảnh: H.A

Luật Đầu tư công tại Việt Nam được ban hành năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Luật đã đạt được kết quả ban đầu khá tích cực. Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cho đến nay, hoạt động đầu tư công vẫn có một số hạn chế.

Thứ nhất,GS.TS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh cơ cấu vốn đầu tư công chưa hợp lý. Xét về mặt cơ cấu, sau giai đoạn tăng mạnh, chi đầu tư từ ngân sách nhà nước đang theo xu hướng giảm đần.

Tỷ trọng chi đầu tư (gồm tất cả các nguồn) trong tổng chi tiêu công cao nhất là 42% năm 2009 đã giảm còn 32,4% vào năm 2012 và chỉ đạt hơn 25% vào năm 2018. Có thể thấy rằng từ khi áp dụng luật Đầu tư công mới, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ NSNN đang giảm dần.

Tốc độ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2017 chỉ đạt 6% mỗi năm, thấp hơn nhiều tỷ lệ 17-18% mỗi năm (giai đoạn 2007-2011) và thấp hơn nhiều tốc độ tăng cho chi thường xuyên (đạt trung bình 14% giai đoạn 2012-2016).

“Tái cơ cấu đầu tư công qua việc giảm dần tỷ lệ đầu tư từ NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội là cần thiết, song giảm mạnh và đột ngột khoản đầu tư này chưa hẳn đã tốt vì: hiện chưa có nguồn lực thay thế ngay khoản đầu tư này. Bên cạnh đó, vấn đề của Việt Nam hiện nay là cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư nói chung trong đó có đầu tư của NSNN chứ không phải chỉ là giảm về số lượng”, GS.TS Trần Thọ Đạt nói.

Thứ hai,tình trạng giải ngân đầu tư công chậm trễ. Theo ước tính của Bộ Tài chính, ước tính đến 31/12/2018, vốn giải ngân đầu tư từ NSNN chỉ đạt 67,6 % dự toán (cùng kỳ 2017 cũng chỉ đạt 70,7 % dự toán).

“Đã xuất hiện tình trạng Chính phủ phát hành trái phiếu để phục vụ đầu tư nhưng không giải ngân được dẫn đến việc Kho bạc Nhà nước phải đem đi gửi ở các ngân hàng thương mại. Nhà nước vừa thiệt đơn và thiệt kép khi vay về mà không thể giải ngân được vốn đầu tư”, GS.TS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.

Thứ ba,theo chuyên gia GS.TS Trần Thọ Đạt, hệ thống thông tin theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công tồn tại nhiều hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định pháp luật.

Tồn tại thứ tưlà vẫn còn tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư công. Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư công diễn biến phức tạp. Một số quá trình phân bổ vốn đầu tư chưa thực hiện đúng các quy định như: phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, và phân bổ vốn còn dàn trải, thời gian phân bổ kéo dài so với quy định.

Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng chưa được xử lý triệt để. Nhiều dự án dở dang, hoặc thời gian thi công kéo dài, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí và thất thoát nguồn lực.

Theo Ban tổ chức, những vấn đề còn tồn tại nêu trên đã đã đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật Đầu tư công để tăng cường cơ chế chính sách quản lý đầu tư công trong cơ chế thị trường.

Theo đó, Luật cần áp dụng mạnh mẽ hơn các nguyên tắc công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm cá nhân, lựa chọn và đánh giá dự án đầu tư công dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án.

Đồng thời, cũng cần phải khắc phục những vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Đầu tư công, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ những khó khăn cho các bộ, ngành và địa phương. Dự kiến tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, Quốc hội khóa XIV cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Luật Đầu tư công.

Tại buổi tọa đàm, các ý kiến trao đổi xoay quanh những vấn đề quan trong của sửa Luật Đầu tư công như mục tiêu và các nguyên tắc quản lý đầu tư công, cơ chế chính sách quản lý đầu tư công trong nền kinh tế thị trường, phân cấp quản lý trong đầu tư công, chính sách công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý đầu tư công, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư công...

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: