搜索

【tỷ số viking】Ngân hàng chạy đua quyết liệt tăng vốn điều lệ

发表于 2025-01-11 11:54:34 来源:Empire777
4 ngân hàng lớn duy trì tăng trưởng dưới áp lực về vốn điều lệ
Đến 2025,ânhàngchạyđuaquyếtliệttăngvốnđiềulệtỷ số viking nhóm ngân hàng có tiềm lực mạnh đạt quy mô vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng
Ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số, phát triển bán lẻ
Vốn điều lệ của 10 ngân hàng cao nhất hệ thống. 	Biểu đồ: H.Dịu
Vốn điều lệ của 10 ngân hàng cao nhất hệ thống. Biểu đồ: H.Dịu

Hơn 120.000 tỷ đồng vốn điều lệ được bổ sung

Mới đây nhất, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Hiện vốn điều lệ của VPBank đang là 45.056 tỷ đồng, dự kiến sẽ đạt 67.433 tỷ đồng, vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Thậm chí, theo kế hoạch, đến đợt 2 của việc tăng vốn, VPBank sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn, nâng tổng vốn điều lệ lên mức 79.334 tỷ đồng.

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” đã đưa ra kế hoạch, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng. Còn nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ - trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

Tương tự, SHB cũng được chấp thuận tăng vốn lên 26.674 tỷ đồng. Trong năm 2022, thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, SHB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 36.459 tỷ đồng – để lọt vào top 3 ngân hàng thương mại tư nhân có vốn điều lệ cao nhất. Đại diện SHB cho biết, việc tăng vốn sẽ giúp SHB tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và phát triển kinh doanh, đẩy nhanh số hóa ngân hàng. Ngoài ra, SHB còn có kế hoạch phát hành tối đa 20% vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nếu thực hiện xong trong năm nay, vốn điều lệ của ngân hàng này có thể đạt 43.750 tỷ đồng.

Cũng trong nửa đầu tháng 8, cơ quan quản lý tiền tệ đã chấp thuận cho HDBank tăng vốn điều lệ từ 20.273 tỷ đồng lên 25.503 tỷ đồng. Với trên 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm, HDBank dự kiến dùng 3.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ được bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.

Trước đó, hàng loạt ngân hàng như Kienlongbank, SeABank, Techcombank, ACB, VietCapital Bank, OCB, MSB… cũng đã được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ. Các phương án tăng phổ biến là chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Ước tính từ đầu năm đến nay, đã có trên 20 ngân hàng công bố kế hoạch tăng vốn với khoảng 120.000 tỷ đồng vốn điều lệ được bổ sung.

Với nhóm ngân hàng quốc doanh, trong năm 2022, BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng, lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21%. Vietcombank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng. VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 5.694 tỷ đồng, lên 53.751 tỷ đồng…

Đặc biệt, tại Kế hoạch hành động triển khai Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2022-2025, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, NHNN và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về tăng vốn cho các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước; phối hợp với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước; tham mưu cho Chính phủ bố trí, cấp vốn, bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước, nhất là đối với Agribank.

Áp lực trong môi trường nhiều rủi ro

Có thể thấy, cuộc "chạy đua" tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng đã diễn ra mạnh mẽ từ nhiều năm nay. Theo các chuyên gia về ngân hàng, các kế hoạch tăng vốn là cần thiết để giúp ngân hàng gia tăng tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đáp ứng kế hoạch tăng trưởng liên tục hàng năm. Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, tăng năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn và phát triển tín dụng phục vụ nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn 2022-2023, Chính phủ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế sẽ đòi hỏi duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao.

Theo một khảo sát của Vietnam Report được thực hiện vào tháng 6/2022, có đến 36,4% số ngân hàng cho rằng tăng vốn là thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay, tăng 8,6% so với năm ngoái. Đồng thời, hơn 54,6% số ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, tăng đáng kể so với mức 44,4% của năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, quy mô vốn chủ sở hữu của 29 ngân hàng được quan sát đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2019-2021, từ mức 21% năm 2019 xuống 10% năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng giai đoạn này vẫn duy trì ở mức 13-14%, nên vấn đề tăng vốn sẽ tiếp tục được đặt ra với nhiều tổ chức tín dụng trong trung và dài hạn.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng chia sẻ, việc tăng vốn điều lệ sẽ là động lực để các ngân hàng tiếp tục gia tăng thị phần, mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn bị siết chặt. Hơn nữa, theo nhận định từ các công ty chứng khoán, kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng được thực hiện thành công sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【tỷ số viking】Ngân hàng chạy đua quyết liệt tăng vốn điều lệ,Empire777   sitemap

回顶部