【kết quả trận fenerbahce】VBF 2017: DN FDI chưa hài lòng về việc thực thi pháp luật tại VN
Theưahàilòngvềviệcthựcthiphápluậttạkết quả trận fenerbahceo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều DN vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong 11 tháng năm 2017, đã có 10.814 DN giải thể và 55.664 DN tạm ngừng hoạt động.
Đối với các DN đang hoạt động, những gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn đang là một trở ngại lớn. Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 (PCI) do VCCI công bố cho thấy, 35% DN đang dành trên 10% quỹ thời gian để thực hiện thủ tục hành chính. Trong đó, cứ 4 DN thì có 1 DN cho biết khó khăn lớn nhất của họ là thủ tục hành chính phiền hà.
Trao đổi tại VBF 2017, ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết, thực tế hiện nay vẫn có nhiều DN nước ngoài, trong đó là DN của JCCI, không hài lòng về việc thực thi và áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, bản thân các quy định trong pháp lệnh cũng mập mờ và không được giải thích rõ ràng nên các DN tư nhân gặp khó trong việc phán đoán xem có vi phạm các quy định hay pháp lệnh hay không.
JCCI quan ngại: “Điều này sẽ gây tổn thất lớn đến sự hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút nhà đầu tư và các nhà đầu tư sẽ tránh đầu tư vào Việt Nam để chuyển sang các nước khác”. JCCI đề xuất Chính phủ Việt Nam nên xây dựng cơ chế xử lý khiếu nại nhất quán và mạnh mẽ do Thủ tướng quản lý và chỉ đạo trực tiếp; hoàn thiện thủ tục xác nhận trước liên quan đến các quy định và pháp lệnh.
Cũng tại diễn đàn, ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết, liên quan đến quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài (được triển khai từ tháng 1/2018), nhiều DN FDI đang lo lắng về sự gia tăng chi phí.
Bên cạnh đó, nhiều DN băn khoăn về việc khi thực hiện quy định này thì người nước ngoài sẽ được hưởng ưu đãi gì khi bị bệnh, bị tai nạn lao động hay bị tai nạn tử vong, được ưu đãi gì khi trở về nước.
“Những điều này cần phải được quy định rõ ràng thì người nước ngoài mới có thể yên tâm đóng BHXH”, ông Ryu Hang Ha kiến nghị.
Phản ánh về những bất cập trong việc thực thi chính sách thuế, về vấn đề hoàn thuế GTGT, theo Nhóm Công tác Thuế/Hải quan (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam), hiện nay rất nhiều DN bị vướng mắc trong quá trình hoàn thuế GTGT. Có trường hợp Tổng cục thuế căn cứ vào việc DN sử dụng sai mẫu tờ khai thuế GTGT đầu vào Mẫu 01 thay vì Mẫu 02 để từ chối hoàn thuế. Mặc dù trước đó DN đã thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng mẫu quy định dưới sự hướng dẫn của Cục thuế địa phương.
Đại diện cộng đồng DN Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính. Trước mắt, tập trung cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm chi phí cho DN…
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Trí Dũng nhấn mạnh, các DN cũng cần chủ động, tích cực hơn trong đổi mới quản lý, quản trị DN; tăng cường liên kết sản xuất, tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới; xây dựng thương hiệu và chữ Tín trong kinh doanh; chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất bãi bỏ các quy định bất hợp lý, giảm tối đa rào cản, giảm rủi ro, xóa bỏ phân biệt đối xử trong đầu tư, kinh doanh của các DN.
Về vấn đề cải cách hành chính thuế, hải quan, liên quan đến DN, tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ ghi nhận và cam kết với các DN, Hiệp hội DN tiếp tục nỗ lực hơn nữa, cải cách mạnh hơn nữa trong thủ tục hành chính cũng như hiện đại hóa, điện tử hóa quy trình quản lý thuế, hải quan.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng cho biết thêm, ngày 11/12, Bộ Tài chính đã chính thức công bố thực hiện quản lý hải quan tự động tại cảng biển, đã giảm chi phí, thời gian cho DN, cho các bên tham gia, đặc biệt là DN XNK, kho bãi, cảng, tàu… Bộ Tài chính quyết tâm cải thiện thủ tục trong lĩnh vực thuế, hải quan mạnh mẽ hơn nữa để giảm nhiều chi phí, tạo thuận lợi nhiều hơn nữa cho DN.
Năm 2017 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng trong nỗ lực tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của DN của Chính phủ. Các tổ chức quốc tế cũng ghi nhận những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. |
相关文章
Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
Theo thông tư 24/2023 của Bộ Công anthay thế cho Thông tư 58/2020, từ ngày2025-01-275 nhóm ngành ưu tiên có thể tiết kiệm được 8.500
Yếu tố chính tác động đến lãi suất tiền gửi thời gian tới vẫn là đầu ra tín dụng. Ảnh: STTheo đó, cá2025-01-27Viettel tăng năng lực hệ thống khai báo y tế lên 30% để hỗ trợ việc phòng chống dịch Covid
Viettel đầu tư hàng triệu USD để “giải phóng” thiết bị của 3 mạng treo cộtViettel thay đổi phương th2025-01-27Tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng... phải kiểm định hóa chất độc hại trước khi bán ra thị trường
Bộ Công thương đang lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn2025-01-27- * Nhân lên ý nghĩa lịch sử của chiến dịch2025-01-27
Gần 10 triệu thuê bao di động Australia bị lộ thông tin cá nhân
(Ảnh: Reuters)CEO Optus Kelly Bayer Rosmarin bày tỏ sự phẫn nộ và đáng tiếc khi2025-01-27
最新评论