【cho phân số 25/37】Người Nhật đầu tư ở Việt Nam sẽ "Như trở về nhà mình"
Trình bày tại cuộc đối thoại giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) ngày 2-11,ườiNhậtđầutưởViệtNamsẽampquotNhưtrởvềnhàmìcho phân số 25/37 ông Mukuta Satoshi, Giám đốc điều hành Keidanren khẳng định: Tôi tin thế kỷ 21 là thế kỷ của kinh tế châu Á. Việt Nam đóng vai trò là đối tác quan trọng của Nhật.
Ngày nay, không có quốc gia hay doanh nghiệp nào có thể sản xuất toàn bộ 1 sản phẩm mà phải có sự phân công lao động trên thế giới, hình thành các chuỗi sản xuất vượt qua biên giới các quốc gia. Những quốc gia nằm trong chuỗi sản xuất sẽ phát triển, còn không sẽ bị tụt hậu.
Theo khảo sát của Keidanren, nhiều doanh nghiệp đánh giá Việt Nam có ưu thế hơn một số quốc gia ASEAN khác về nhân lực, quy mô thị trường… Tháng 10 năm nay, Hiệp định TPP đã hoàn tất đàm phán, kỳ vọng làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam.
“Nhiều doanh nghiệp Nhật đang đầu tư ở Trung Quốc, Thái Lan sẽ xem xét chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Thời gian tới đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng lên” – ông Mukuta Satoshi khẳng định.
Tuy nhiên rủi ro chính là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì thế Việt Nam phải tiếp tục cải thiện 3 điểm quan trọng, đó là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh thân thiện, đào tạo nhân lực. Thiếu 1 trong 3 yếu tố này sẽ gây trở ngại cho cạnh tranh của Việt Nam.
Ngoài ra, đại diện Keidanren cũng nhấn mạnh cần hoàn thiện môi trường sinh hoạt cho người Nhật ở Việt Nam như trường học, bệnh viện, nhà hàng, khu giải trí... “Đây là điều quan trọng. Nhiều người Nhật sang Việt Nam đầu tư, sinh sống và có mang theo gia đình. Thời gian tới hy vọng môi trường sinh hoạt cho người Nhật ở Việt Nam sẽ hoàn thiện hơn nữa” – ông Mukuta Satoshi bày tỏ.
Đáp lại mong muốn của đại diện nhà đầu tư Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam đã và đang làm nhiều việc để cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ: “Nhật Bản nói có xu thế doanh nghiệp Nhật chuyển dịch từ Trung Quốc, Thái Lan sang Việt Nam, làm thế nào chúng tôi đón nhận làn sóng đầu tư này? Các vị nói đến điều kiện sống của người Nhật ở Việt Nam, đó là bệnh viện, nhà trẻ, vui chơi giải trí… Đúng là chúng tôi phải bắt đầu từ đó, từ việc xây dựng văn hóa Nhật trên đất Việt Nam. Qua đó người Nhật đến Việt Nam như trở về nhà mình, được ăn món ăn Nhật, hưởng thụ văn hóa Nhật trên đất nước Việt Nam".
“Từ tư duy tiếp cận này, Chính phủ Việt Nam cũng có suy nghĩ để điều chỉnh, làm sao để doanh nghiệp Nhật đến Việt Nam như có cảm giác ở nhà mình. Như thế mới có cảm hứng, quyết tâm, quyết định đầu tư” – Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.