当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định kết quả】Cần một “thượng phương bảo kiếm” để tiếp tục “ngọn lửa” cải cách

Sự bổ sung cần thiết cho phục hồi và phát triển kinh tế

Từ năm 2014,ầnmộtthượngphươngbảokiếmđểtiếptụcngọnlửacảicánhận định kết quả Chính phủ đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Theo đó, hàng năm Chính phủ ban hành nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, bám sát các chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế có uy tín.

Cần một “thượng phương bảo kiếm” để tiếp tục “ngọn lửa” cải cách
Hạ Long là thành phố đầu tiên của Việt Nam nhận Giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường của các nước ASEAN.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu liên tục được nâng lên. Chất lượng môi trường kinh doanh cải thiện tích cực cũng được thể hiện rõ qua kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tuy mức độ cải thiện khác nhau giữa các lĩnh vực.

Tuy nhiên, từ năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta có xu hướng chững lại. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng, thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc.

Chính vì vậy, Nghị quyết 02 năm 2022 được kỳ vọng sẽ làm nóng lại tinh thần cải cách với mục tiêu về cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19.

Một số mục tiêu cụ thể
trong năm 2022

Nghị quyết 02 đặt ra một số mục tiêu cụ thể năm 2022 gồm: Cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch.

Về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới: nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật; nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng lên 2 - 3 bậc; nâng xếp hạng nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin lên 2 - 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán lên 2 - 3 bậc.

Chia sẻ niềm vui khi Nghị quyết 02 được tiếp tục ban hành, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết điểm đáng mừng là nghị quyết đã kế thừa được nhiều nội dung của các Nghị quyết 02 trước, cùng với đó có phát triển, mở rộng và làm sâu đậm thêm nhiều vấn đề.

Chẳng hạn, về điều kiện kinh doanh, trước đây các nghị quyết chủ yếu quy định yêu cầu cắt giảm điều kiện kinh doanh, chỉ là “cắt phần ngọn”. Giờ tại nghị quyết này đã ghi rõ cắt giảm “danh mục, ngành nghề” kinh doanh có điều kiện, tức là yêu cầu “cắt từ gốc”, làm cụ thể hơn, thu hẹp từng danh mục, ngành nghề cụ thể. Đây là cách tiếp cận tốt bởi cắt được gốc là vấn đề khó và cần làm.

Nghị quyết cũng quy định tương tự với việc quản lý kiểm tra chuyên ngành; đồng thời làm rõ thêm về một số chỉ số trước đây chưa được cải thiện nhiều như chỉ số về đăng ký tài sản; mở rộng thêm thị trường về nhân tố sản xuất… “Đây là sự bổ sung cần thiết cho các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế vừa được thông qua, bởi phần về cải cách thể chế trong đó còn chưa đậm nét” - nguyên Viện trưởng CIEM nhận định.

Cải cách cần tinh thần và áp lực mạnh mẽ

Bên cạnh các nhiệm vụ mới, cách làm và hướng xử lý các nhiệm vụ cũng đã khác trước. Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Cải cách môi trường kinh doanh (CIEM), Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Hướng xử lý được xác định ngay từ đầu là thu hẹp phạm vi một số ngành nghề; đưa ngành nghề ra khỏi danh mục nếu có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Cùng với đó là kiểm soát việc đề nghị bổ sung ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh mới. Việc thực hiện đưa các ngành nghề ra khỏi danh mục nếu yêu cầu quản lý thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn, không có mục tiêu quản lý hoặc không có mục tiêu quản lý rõ ràng sẽ phải hoàn thành trong năm 2023.

“Ngay trong năm nay sẽ phải hoàn tất việc rà soát đánh giá danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, làm cơ sở cho các đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Việc này đòi hỏi các bộ, ngành phải thực sự vào cuộc, với tư duy khác hẳn” - bà Thảo nói.

Bên cạnh những điểm mới đáng mừng, TS. Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh điều ông băn khoăn nhất là việc triển khai nghị quyết ra sao. Trước đây cũng đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chưa đạt hiệu quả, do giải pháp không trúng, hoặc thiếu cụ thể, thiếu người chủ trì.

Khẳng định “cải cách luôn luôn khó, luôn gặp sự chống đối”, “dù hăng hái mấy cũng rất khó có thể đứng ra đối đầu với các bộ, ngành”, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: “cần phải có một người chủ trì, có một “thượng phương bảo kiếm” để có thể đứng ra triển khai rốt ráo Nghị quyết 02, đạt được những mục tiêu đề ra”. Nghị quyết chỉ “sống được” khi luôn được quan tâm, theo dõi, giám sát và báo cáo liên tục.

Với kinh nghiệm nhiều năm theo đuổi quá trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, TS. Nguyễn Đình Cung chia sẻ muốn cải cách thành công phải có sự sốt sắng, tinh thần và áp lực mạnh mẽ. Những kết quả đạt được đến nay là đã trải qua rất nhiều những cuộc họp căng thẳng, dưới những áp lực lớn chứ không phải là những sự thay đổi dễ dàng. “Cải cách mà không ai chống đối thì đó chưa phải là cải cách. Hơn nữa, việc thực hiện Nghị quyết 02 lần này là cực kỳ cam go khi đụng vào lĩnh vực là lãnh địa của cơ chế xin cho” - ông nói.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc,
cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cụ thể, với phương châm hành động năm 2022 là “Phục hồi hiệu quả, Phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các cán bộ, cơ quan trong ngành tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc quy định các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch Covid-19.

Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật sửa đổi, bổ sung một số luật về đầu tư, kinh doanh bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Kịp thời sửa đổi, ban hành các quy định phù hợp để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phát triển mạnh kinh tế tư nhân, tăng cường kết nối khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước; tổ chức triển khai đề án “Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” sau khi được phê duyệt.

分享到: