【wap bongda】Từ 1/3/2016, viện phí dự kiến sẽ tăng 2 đến 7 lần
Cục Quản lý giá,ừviệnphídựkiếnsẽtăngđếnlầwap bongda Bộ Tài chính cho biết, thực hiện quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các hạng bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Theo đó, ngoài 03 yếu tố chi phí trực tiếp đã kết cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh (KBCB) hiện hành, nay tiếp tục cộng vào giá chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (phụ cấp đặc thù) và chi phí tiền lương theo lộ trình quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.
Trước đó theo đại diện của Bộ Y tế, thông tư liên tịch này sẽ điều chỉnh giá của 1.800 dịch vụ y tế, với mức tăng giá ước từ 2-7 lần so với hiện nay, trong đó giá dịch vụ y tế tại bệnh viện tuyến trung ương dự kiến sẽ tăng gấp đôi, tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh sẽ tăng 5 lần.
Chẳng hạn, đối với giường hồi sức cấp cứu, mức phí tối đa tại bệnh viện hạng đặc biệt hiện nay là 335.000 đồng/ngày nhưng khi áp dụng viện phí mới, sẽ tăng lên 354.000 đồng và gần 680.000 đồng. Tại các bệnh viện hạng 4 và chưa phân hạng, giá giường điều trị nội trú cũng tăng từ 55.000 đồng/giường/ngày lên 66.000 đồng và 165.000 đồng, tức tăng gấp 3 lần. Riêng giá khám bệnh sẽ tăng 2-4 lần tùy hạng bệnh viện.
Để hạn chế tác động của việc điều chỉnh giá, dự kiến mức giá dịch vụ KBCB BHYT tại thông tư liên tịch sẽ thực hiện theo 2 bước: Bước 1 thực hiện kết cấu chi phí đặc thù; và bước 2 kết cấu thêm chi phí tiền lương vào trong giá.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi thực hiện bước 1 (mức giá bao gồm 03 yếu tố chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù) sẽ tác động làm tăng CPI thêm khoảng 1,7%, khi khi thực hiện bước 2 (cộng thêm tiền lương vào giá) sẽ tác động làm tăng CPI thêm khoảng 2,24%. Do vậy, theo Cục Quản lý giá, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa Bộ Y tế, các bộ, ngành địa phương trong điều hành giá bảo đảm hạn chế tác động mạnh đến mặt bằng giá chung.
Cơ quan quản lý giá cũng cho biết, cuối tháng 12/2015, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Tài chính dự kiến thời điểm và lộ trình thực hiện Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Trong đó, mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù thực hiện từ ngày 1/3/2016; mức giá bao gồm cả tiền lương thực hiện từ quý III/2016. Trong đó, ½ số tỉnh, thành phố và các đơn vị trung ương thực hiện từ ngày 1/7/2016; ½ số tỉnh, thành phố còn lại thực hiện từ 1/8/2016.
Tuy nhiên, đây mới là lộ trình dự kiến và chỉ áp dụng chính thức sau khi có sự đồng ý của Chính phủ và các cơ quan liên quan./.
N.P
相关文章
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung2025-01-27Giải cứu 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
200 cảnh sát lần theo dấu vết vụ 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ2025-01-27TP.HCM: Cháy khu đất hơn 1000 m2, hàng chục người gấp rút di dời tài sản
Theo đó, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân phát hiện đám cháytại khu đất rộng hơn mét vuông tại hẻm2025-01-27Dự báo thời tiết 10/4/2024: Miền Bắc mưa phùn, Nam Bộ vẫn nắng nóng diện rộng
Dự báo thời tiết 10/4/2024: Miền Bắc mưa phùn, Nam Bộ vẫn nắng nóng diện rộng2025-01-27Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính ng&ag2025-01-27Triệt phá đường dây 'hô biến' thuốc trôi nổi, hết hạn thành thuốc mới
Trước đó, ngày 11/4, công an ập vào nhiều địa điểm bắt giữ Thám cùng đồng phạm. Đồng thời, thu giữ h2025-01-27
最新评论