【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay】Hỏi từ “thành phố” chào mào
Thi chào mào từng được tổ chức trong kỳ festival,ỏitừthànhphốchàomàbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay nhưng tới đây sẽ dừng lại
Từ tiếng ngàn xưa
Giống chim chào mào nhỏ nhắn xinh xắn, có cái mũ nhô cao, từ xưa đã hút hồn các bậc vương tôn, công tử ở Huế. Tài liệu cũ để lại vẫn nhắc đến thú chơi gà, cá, chim của khách tao nhân. Ngày xưa họ không nuôi nhiều như bây giờ. Những người có điều kiện thường tuyển, chăm một đến hai con thành chim mồi, ngày ngày nghe hót, lấy cảm giác thảnh thơi. Sau tết, họ hẹn nhau mang chim vào rừng để bẫy, chọn những con tốt mang về thuần dưỡng.
Thú chơi chim ngày xưa kể ra cũng nhã. Đó là ngoài việc vào rừng, chọn một thân cao đặt lồng chim mồi lên trên rồi vạch cỏ, nghểnh tai nằm nghe hót đấu, người chơi còn phải tự chuốt những thanh tre già, làm nhà cho những chú chim yêu quí. Hoặc tự tay rang gạo, trộn trứng gà mang phơi nắng thật khô để nuôi. Ông Hoàng Tú Nam, một người sống gần phủ Vương trên đường Nguyễn Sinh Cung vẫn nhớ: Ngày xưa các mệ vẫn thường hẹn mang chim vào phủ để thi đấu. Chim được nuôi trong những chiếc lồng tre rất đẹp, ngoài phủ áo lồng bằng vải lụa. Các mệ đi trước, người hầu mang lồng theo sau. Đến nơi, mệ tự tay thả chim vào lồng. Đấu chào mào xưa thường đấu theo từng đôi, các mệ ngồi xem và đặt cược… Cũng vì máu mê với chim, cá… nên thi thoảng các mệ vẫn bị vua quở trách.
Không kém các bậc vương tôn, thú chơi chào mào lan rộng, phổ biến khắp lớp thị dân và dân sống vùng ven TP Huế. Kí ức nhiều người già vẫn còn lưu nhiều mẩu chuyện ra đồng đuổi bắt chào mào đến đen da, cháy tóc. Con chào mào mang về có khi chỉ được nuôi trong cái chẹp bắt cá dân dã. Các cụ vẫn tự làm bột nuôi chim, tất nhiên không nhiều chất dinh dưỡng như bột của các bậc vương tôn, nhưng bù lại, “thực đơn” cho chào mào của họ được bổ sung thêm nhiều loại châu chấu, cào cào. Trong những ngày tết, cạnh những trò bầu cua, hò giã gạo… người dân xưa vẫn có không gian cho những trò đá chim, đá gà, đá cá. Phần thưởng lúc này có khi chỉ là những cái vỗ tay tán thưởng.
Đến ngành “công nghiệp”… chào mào
Dù đã phải trải qua thời gian dài, nhiều biến động nhưng thú chơi chào mào ở Huế đến nay vẫn vẹn nguyên và phát triển hơn bao giờ hết. Dẫn chứng là, cửa hàng chim chào mọc ra khắp nơi. Trên những con đường ven thành phố như Nguyễn Sinh Cung, Tăng Bạt Hổ, Hùng Vương nối dài, nếu đếm từ đầu đến cuối, mỗi đường có từ ba đến năm điểm bán. Vào trung tâm thành phố, dường như ở đâu cũng thấy chim được nuôi nhốt trong những chiếc lồng tre. Từ cửa hàng sửa xe, quán cà phê, bún, thậm chí là cửa hàng vàng bạc, ở đâu cũng có chào mào. Giống chim nhỏ nhắn, đầu có mũ này hút hồn từ người lao động phổ thông, đến công chức, bác sĩ, quân nhân trong lực lượng vũ trang… ở Huế. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi đâu đó trên các diễn đàn chim cảnh, người ta gọi Huế là thành phố chào mào.
Ông Nguyễn Đức Hậu, người chơi chim lâu năm ở phường An Cựu, TP Huế khẳng định, dọc đất nước hình chữ “S”, ở đâu cũng có chim chào mào, nhưng giọng của con chim chào mào Huế là hay, là đỉnh nhất. Hỏi hay làm sao? ông Hậu gật gù: Chim Huế nhiều giọng, to, đanh, luyến láy rất dài, nghe rõ ràng. Thứ đến là dáng con chim. Dù chim Huế không to như ngoài bắc, nhưng nó được thân hình dài. Lúc chơi, chim nhảy nhót chuyền cành, ra giọng đều, xòe đuôi, nhấp cánh liên tục nhìn rất đẹp và dữ. Cũng vì chim chào mào Huế hay nên ngày càng được nhiều người chọn nuôi, được dân chơi cả nước đặc biệt săn tìm. Vì giá chào mào Huế cao hơn, nhiều người dân các tỉnh đánh bắt, mang chào mào về Huế bán. Từ Huế, mỗi lúc chiều tối, từng đàn chào mào được chuyển theo xe vào nam, ra Bắc phục vụ người chơi. Theo giá hiện tại, mỗi con hay nếu rẻ cũng năm, bảy triệu đồng. Không bù cho cách đây khoảng 10 năm, mỗi con chim hay chỉ dao động trong khoảng 30- 50 nghìn đồng.
Từ ngày chim chào mào được săn đón, nhiều người dân địa phương đổ xô săn bắt. Từ bẫy đấu, mỗi ngày được một đến hai con, đến nay, họ chuyển sang đánh lưới. Một cán bộ ở chi cục kiểm lâm TP Huế hài hước: “Nói không ngoa, ở Huế đã có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ chào mào. Đó là những người dệt lưới để bẫy chim, làm lồng từ bắt, dưỡng, nuôi các kiểu. Lồng rẻ thì 200 - 300 nghìn đồng. Cái cầu kì như gỗ mun cẩn xà cừ thì không dưới 20 triệu đồng”.
Có chim, có lồng, còn phải có thức ăn (gọi là bột), đồ đựng bột, nước (gọi là cóng), chỗ cho chim nhảy (gọi là cầu). Tại những điểm bán chim cảnh, người ta nhận làm bột cho chim theo công thức của người nuôi. Có người trộn ngũ cốc, tôm sông, lòng đỏ trứng gà, nhưng có những người cầu kì hơn, ngoài những thứ kể trên họ còn cho cả hạt í dĩ, bột cào cào châu chấu, cốt để giúp con chim của mình có sức khỏe, chơi hăng trên các sàn đấu. Người đam mê chào mào thường tự làm bột theo công thức riêng, không bao giờ cho chim ăn những gói bột sản xuất công nghiệp bán trên thị trường. Có một điều thú vị, là đàn ông Huế có thể nhường hết việc nhà cho vợ làm. Song bột nuôi chim nhất định phải do một tay ông hong, sấy vì sợ vợ đụng vào hỏng mất bột của chim.
Một thú chơi sắp trở thành có tội
Là người mê chim từ nhỏ, hàng ngày khi nắng lên cao, ông Nguyễn Đức Hậu cẩn thận nhấc từng lồng chim ra khỏi nhà, mở áo lồng, đưa ra sân cho chim tắm nắng, hót đấu với nhau. Đến trưa, ông lại tỉ mẩn cho từng con vào lồng tắm, đồng thời quay sang dọn lồng thật sạch, thay nước, thức ăn để đón chim về. Chim tắm xong lại được phủ áo lồng, treo ở góc nhà, rất cẩn thận.
Như những người chơi chim khác, ông Hậu làm công việc này như một nghi thức, lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, không hề nhàm chán. Trong suốt thời gian cho chim tắm nắng, tắm nước, ông Hậu vẫn ngồi cạnh, vừa nghe chim hót, vừa canh phòng. “Từ ngày người người chơi chim, tỉnh nào cũng chơi chim, Huế rộ thêm tội phạm trộm chào mào. Chỉ cần lơ đễnh là nó giựt, chạy ngay”, ông Hậu thở dài.
Theo thống kê, cả TP Huế hiện có 15-16 câu lạc bộ chào mào, trong đó hạt nhân là CLB chim cảnh TP Huế với số hội viên sinh hoạt thường xuyên lúc cao điểm là 80 người. Cạnh đó, Huế còn có một lực lượng người chơi chim tự do hùng hậu, khó thống kê hết. Vào những dịp lễ tết, đầu xuân, những người chơi chào mào lại tổ chức hội thi chim. Để tham gia, các chủ chim phải đóng phí từ 250-350 nghìn đồng/một lồng chim. Mỗi hội thi thu hút từ vài trăm, cá biệt như festival, có lúc lên đến hơn 1.000 chú chim tham dự. Chim đoạt giải được ban tổ chức thưởng lớn, từ nguồn các chủ chim đóng góp. Thường là chiếc xe máy, trị giá khoảng 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, thú chơi chào mào ở Huế nói riêng và cả nước nói chung đến đây sẽ phải khép lại, bởi theo ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng kiểm lâm thành phố Huế thì, dù được đánh bắt từ rừng hay đồng bằng, con chim chào mào thường nuôi vẫn là loài có nguồn gốc hoang dã. Điều này có nghĩa, dù nuôi động vật hoang dã thông thường (không có tên trong các danh mục bảo vệ), nếu không chứng minh được nguồn gốc sinh sản tại các cơ sở chăn nuôi sinh sản, đều được xem là có tội, bị phạt hành chính, tịch thu theo điều 234, bộ luật hình sự 2015 và Nghị định 157/2013 của Chính phủ. Điều này khác với luật cũ, chỉ xử phạt những hành vi nuôi, săn bắt, kinh doanh động vật hoang dã có trong danh mục.
Nhận tin, những người nuôi chào mào lâu năm không mấy ai vui. Ông Nguyễn Đức Hậu lo lắng: “Tới đây chưa biết làm răng. Thú chơi chim có cả mấy trăm năm nay rồi, không dễ gì bỏ được. Trong quá trình nuôi, chim và người cũng có tình cảm với nhau. Có những con đã mất bản năng kiếm ăn ở ngoài tự nhiên, nếu thả ra thì có hại cho nó hơn là có lợi”.
Băn khoăn không kém, anh Lê Thịnh Khánh, chủ nhiệm CLB chào mào Huế thở dài: “Không riêng Huế, mà cả Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… thậm chí là cả nước người ta chơi lâu rồi. Bây giờ cấm ngay chắc là khó. Có điều, các cơ quan chức năng cần gửi công văn hay thông báo gì đó đến các hội chơi chim, hội sinh vật cảnh để người ta biết. Không thể luật thì cấm, nhưng các hội, các địa phương vẫn tổ chức thi chim thì phản cảm quá”.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 khi hay tin cũng “giật mình”. Ông Dung nói, sẽ cho anh em kiểm tra lại. Vì trong chương trình “OFF” của festival Huế 2016 dự kiến có hội thi chào mào toàn quốc. Nếu luật đã cấm thì mình sẽ hủy để bảo vệ động vật hoang dã. Còn lâu dài, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng săn bắt, buôn bán chim chào mào nói riêng, động vật hoang dã nói chung.
Huế sẽ như thế nào khi thành phố vắng bóng chào mào? – người viết tự đặt cho mình câu hỏi rồi lãng đãng theo những con đường chào mào ở Huế. Vắng bóng-tất nhiên rồi. Sẽ không còn những con chào mào bị nhốt trong lồng, treo trước ban công nhà cao tầng. Nhưng bù lại, sẽ có những đàn chào mào lớn tìm quả chín trên các tán cây. Tiếng hót của con chim tự do lúc nào cũng vang, xa, thanh bình hơn chim bị nhốt. Điều đó, liệu có hay hơn không?
Bài, ảnh: DƯƠNG QUANG TIẾN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- Đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ khai và nộp thuế điện tử từ tháng 8
- Infographic: TP. Hồ Chí Minh giãn cách xã hội từ 0h ngày 31/5/2021
- Bộ Tài chính giữ vững vị trí thứ hai về cải cách hành chính
- Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- Xung đột Nga
- Nghệ sĩ hài Vũ Đức nguy kịch vì ung thư phổi giai đoạn cuối
- Hà Nội: Học sinh lớp 12 làm bài kiểm tra khảo sát trực tuyến
- Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- Cho phép công ty chứng khoán đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Chủ thẻ VIB được giảm 50% khi mua Lego tại hệ thống My Kingdom
- Quy định danh mục chi tiết nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế dự trữ quốc gia
- Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- Địa phương có thể hỗ trợ thêm cho lực lượng phòng, chống dịch
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Infographic: Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
- Infographic: Hà Nội cơ bản kiểm soát được lây nhiễm từ 5 chùm ca bệnh Covid
- Thị trường sẽ tạo ra một nhịp tăng mới
- Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- Phố Wall lập kỷ lục phiên thứ hai liên tiếp, chứng khoán châu Á phục hồi