Báo cáo tài chính quý 3 của ngân hàng Á Châu (ACB) đưa ra khoản lỗ 496 tỷ đồng. Khoản lỗ trong quý 3 này đã kéo lợi nhuận 9 tháng đầu năm của ACB sụt giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm trước,ợinhuậncácngânhàngsasúlich bóng da đạt 896 tỷ đồng. Trong báo cáo giải trình của mình, ACB cho hay, nguyên nhân dẫn đến số lỗ trong quý 3 như trên là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ 1.144 tỷ đồng.
Theo nhận định của công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) số lỗ này sẽ còn tăng thêm trong quý 4 tới. Cụ thể, báo cáo nhận định ngày 25-10 của VCBS phân tích, lý do khiến hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng của SCB lỗ là do ngân hàng này thực hiện việc đóng trạng thái âm vàng quý 3. Khi thực hiện mở trạng thái vàng, mỗi lần bán vàng ra trong nước, ACB sẽ mua lại đối ứng trên tài khoản vàng ở nước ngoài nhằm cân bằng trạng thái.
Tuy nhiên, số lượng vàng này đang được ACB xin phép Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu. Trong thời gian đó, ACB phải tiến hành mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng, bao gồm cả mục đích tất toán cho người gửi tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ngày 25-11. Báo cáo phân tích của VCBS chỉ rõ, trong trường hợp này, ACB phải chịu lỗ phần chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, ước tính khoảng 2-3 triệu đồng mỗi lượng tùy từng thời điểm.
Theo ACB, hiện tại trạng thái âm vàng của ngân hàng này còn hơn 100.000 lượng, đồng thời đơn vị này cũng có khả năng tất toán trạng thái vàng trước ngày 25-11 theo quy định.
Như vậy, ACB vẫn tiếp tục phải mua vàng trong nước quý 4, nếu mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới trung bình là 2 triệu đồng một lượng, ACB có thể chịu lỗ thêm hơn 200 tỷ đồng.
Không rơi vào cảnh thua lỗ như ACB, nhưng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng giảm tới trên 16% lợi nhuận so với quý 3-2011, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng. Nguyên nhân là do hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư gây ra khoản lỗ lần lượt là 105,6 tỷ đồng và 91,8 tỷ đồng. Trong khi đó, quý 3 năm trước hai hoạt động này lần lượt mang về lợi nhuận 7,2 tỷ và lỗ nhẹ 1,4 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi phí hoạt động quý này cũng tăng hơn 50 tỷ đồng khiến lợi nhuận của Sacombank giảm mạnh
Lợi nhuận quý 3 của ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank) cũng giảm gần 85% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng này lãi ròng 74 tỷ đồng, giảm gần 25% so với cùng kỳ 2011. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BaoVietBank chiếm tới 40,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2011 con số này chỉ là 4,9 tỷ đồng.
Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao cũng là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPB) trong quý 3 chỉ bằng 81% so với cùng kỳ 2011, đạt 67,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, LPB lãi 468 tỷ đồng, giảm trên 50% so với 9 tháng đầu năm 2011. Theo đó, trong quý 3, LPB đã trích lập hơn 82 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng, gấp gần 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tính đến 30-9-2012, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này đã lên tới gần 244 tỷ đồng, tăng gần 240 tỷ đồng so với đầu năm.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của ngân hàng Đại Á (DaiABank), qua 9 tháng đầu năm, ngân hàng này mới chỉ đạt 43% kế hoạch lợi nhuận năm. Theo đó, lợi nhuận quý 3 của DaiABank chỉ đạt 61 tỷ đồng, giảm tới 49% so với quý 3-2011. Nguyên nhân chính cũng là do khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong quý này chiếm tới 38,7 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyễn Hiền