【real vs villarreal】Giảm nghèo

时间:2025-01-25 22:29:39来源:Empire777 作者:Cúp C1

Kết quả tổng điều tra,real vs villarreal rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tăng cao. Vì vậy, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp căn cơ để thực hiện công tác giảm nghèo trong năm 2016 cũng như những năm tiếp theo. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Đồng Văn Thanh (ảnh), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Thưa ông, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao sẽ gây áp lực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ?

- Sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới, toàn tỉnh có trên 29.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,9%, tăng 6,5% so với đầu năm 2015. Vì vậy, chính quyền địa phương phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các biện pháp hỗ trợ người nghèo. Trước hết, đó là áp lực về vốn, bởi vốn là một trong những yếu tố tiên quyết giúp giảm nghèo bền vững. Đồng thời, với tỷ lệ hộ nghèo như trên, đòi hỏi tỉnh nhà phải có những chính sách, giải pháp đầu tư một cách đồng bộ trên nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu cuộc sống của người dân. Trong khi đó, Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, khả năng tự cân đối thấp, nguồn lực hạn chế nên việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho công tác giảm nghèo thật sự là một thách thức lớn.

Tiếp đến là trình độ dân trí còn thấp. Nếu như trước đây, chuẩn nghèo cũ chỉ tập trung vào vấn đề thu nhập bình quân đầu người thì chuẩn nghèo mới lại xoay quanh nhiều khía cạnh trong đời sống người dân như: văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường... Do đó, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao đã cho thấy trình độ dân trí cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân còn rất hạn chế, dẫn đến chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, phần lớn hộ nghèo lại tập trung ở vùng nông thôn sâu, ít hoặc không có tư liệu sản xuất, trình độ, tập quán sản xuất, chăn nuôi lạc hậu, không nghề nghiệp ổn định, thu nhập bấp bênh. Vì thế, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật về khuyến nông, chăn nuôi, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi còn nhiều hạn chế. Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là tình trạng nhiễm mặn như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích sản xuất lúa, hoa màu và gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của giá cả thị trường cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo của tỉnh.

Hỗ trợ vốn gắn với dạy nghề, tạo việc làm là một trong những giải pháp giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Tỉnh sẽ thực hiện những giải pháp căn cơ nào để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2016 và những năm tiếp theo, thưa ông ?

- Trước hết, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần xác định rõ công tác giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng và toàn dân, “giảm nghèo bền vững” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Đồng thời, các địa phương cần quan tâm chỉ đạo phân loại hộ nghèo cụ thể, để có sự hỗ trợ tập trung, đúng đối tượng. Trong quá trình thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng thụ hưởng cần có thứ tự ưu tiên cụ thể; đối tượng còn sức lao động, lười lao động, trông chờ, tệ nạn xã hội nhất định không đưa vào ưu tiên hỗ trợ và việc triển khai hỗ trợ này phải có sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể.

Bên cạnh đó, các địa phương chủ động xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Hướng dẫn hộ nghèo xây dựng phương án sản xuất làm ăn hiệu quả thông qua câu lạc bộ, tổ giảm nghèo, tổ tiết kiệm nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, có cơ hội thoát nghèo một cách bền vững. Trong đó, ưu tiên quan tâm đến các đối tượng hộ nghèo thuộc diện chính sách, người có công, nhằm góp phần nâng cao mức sống, chăm sóc tốt hơn gia đình có công với cách mạng. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Cụ thể như, thứ nhất là hỗ trợ ưu đãi về tín dụng gắn với dạy nghề, tạo việc làm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm và xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Thứ hai, hỗ trợ nhà ở, công trình vệ sinh, nước sinh hoạt. Theo đó, tập trung huy động các nguồn lực để hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà hư hỏng nặng và công trình vệ sinh đảm bảo hộ nghèo có nhà ở theo “3 cứng”, công trình vệ sinh phù hợp, có nước sạch để sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đầu tư cơ sở vật chất, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đội ngũ y, bác sĩ, các trang thiết bị y tế về cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thứ tư, thực hiện các chính sách hỗ trợ học phí, học bổng, phương tiện đồ dùng học tập và tăng cường vận động xã hội hóa giúp đỡ con em thuộc diện hộ nghèo được đến trường, không để con em hộ nghèo trong độ tuổi đi học phải bỏ học hoặc nghỉ học vì lý do kinh tế.

Thứ năm, giúp hộ nghèo tiếp cận dịch vụ viễn thông, các phương tiện thông tin như: điện thoại di động, tivi, loa công cộng. Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống thông tin công cộng tại các vùng khó khăn, vùng chưa có hệ thống loa tuyên truyền.

Ngoài ra, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức cho người nghèo trong việc tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, tự giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững...

Xin cảm ơn ông !

BÍCH CHÂU thực hiện

相关内容
推荐内容