Mía đường Việt rộng cửa ra thế giới
TheĐườngnhậpkhẩuTháiLanđãgiảmđángkểsauquyếtđịnhápthuếkết quả ngoại anho Tổ chức Đường quốc tế (ISO) dự đoán, thị trường đường thế giới niên vụ 2020 - 2021 sẽ thiếu hụt lên đến 4,8 triệu tấn thay vì mức 3,5 triệu tấn như dự báo trước đó do sự sụt giảm sản lượng ở Tây Âu và nhiều quốc gia khác như Iran, Pakistan, Thái Lan,… cùng những tác động từ khủng hoảng logistics toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tăng 2,1% so với vụ trước, ở mức 173,8 triệu tấn.
Đặc biệt là cơ hội xuất khẩu đường chất lượng cao sang EU cho các doanh nghiệp Việt nhờ hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng đường nhập khẩu vào EU trong niên vụ 2020/2021 ước đạt 3,0 triệu tấn (tăng 43%, mức tăng cao so với dự báo cũ là 2,1 triệu tấn).
Ngoài các thị trường cao cấp như EU, mía đường Việt Nam còn có thể tăng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc khi nước nay quyết định gia tăng trữ lượng đường trong niên vụ tới, sau ảnh hưởng của Covid-19 và lũ lụt. Nhu cầu gia tăng liên tục của thị trường, cùng với sự sụt giảm sản lượng đường của các quốc gia lân cận đã mở rộng cửa cho mía đường Việt Nam xuất khẩu ra thị truờng thế giới.
Top 7 quốc gia xuất khẩu đường sang Trung Quốc (2019-10/2020) |
Bài toán phục hồi sản xuất để nắm bắt cơ hội thị trường
Ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ký Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan.
Thực tế cho thấy, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan trong năm 2020 xấp xỉ 1,3 triệu tấn, nghĩa là trung bình mỗi tháng ở ngưỡng hơn 100.000 tấn… Con số này đã giảm đến mức đáng kể sau khi các biện pháp bảo hộ chính thức có hiệu lực, từ ngày 15/2 - 2/3/2021 lượng đường nhập từ Thái Lan chỉ còn 25.000 tấn.
Tuy nhiên, không chỉ “gặp khó” với cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường mà ngành mía đường Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng do diện tích vùng trồng mía đang có xu hướng thu hẹp mạnh những năm qua. Diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn ha nay giảm xuống còn gần 160 nghìn ha; từ chỗ có hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.
Theo báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ 2020-2021, toàn Việt Nam, sản lượng mía ép tổng cộng dự kiến chỉ đạt khoảng 5,5 triệu tấn, ước tính sản xuất ra 600.000 tấn đường và hết vụ sớm vào ngày 30/4/2021. Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước hiện khoảng 2 triệu tấn, và theo dự báo, nhu cầu sử dụng đường trong nước sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025.
Vì vậy, việc áp thuế CBPG như đã ban hành sẽ giúp phục hồi sản xuất cho các nhà máy trong bối cảnh thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng như hiện nay. Việt Nam thậm chí còn có thể áp mức thuế thấp hơn nữa với đường thô để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy, ổn định việc làm cho công nhân, song song với việc gia tăng phát triển, quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao. Thời gian và mức thuế áp dụng có thể điều chỉnh dựa vào năng lực phát triển vùng trồng mía trong thực tế để đảm bảo, dung hoà lợi ích của tất cả các bên, từ sinh kế bền vững của nông dân đến quyền lợi người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và kinh tế ngành.
Việt Nam cũng cần đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác phân phối và nông dân, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất bền vững để đảm bảo ổn định nguồn cung nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất. Có như vậy, ngành mía đường Việt Nam mới có cơ hội trở mình và phát triển hơn, cạnh tranh thắng lợi với các nước trong khu vực và nắm bắt các cơ hội rộng mở trong niên vụ mới.