您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bxh nha nghe my】Quản lý phân bón: Chỉ cần 1 bộ quản lý! 正文

【bxh nha nghe my】Quản lý phân bón: Chỉ cần 1 bộ quản lý!

时间:2025-01-10 20:55:58 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Vấn nạn bón giả gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Ảnh internet. Theo số liệu của Hiệp hội Phân bxh nha nghe my

quan ly phan bon chi can 1 bo quan ly

Vấn nạn bón giả gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Ảnh internet.

TheảnlýphânbónChỉcầnbộquảnlýbxh nha nghe myo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đến hết quý I-2016, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất phân bón. Nếu điều tra 100% các tỉnh thành thì con số này sẽ là trên 1.000 cơ sở sản xuất phân bón. Riêng TP. HCM có 491 công ty, chi nhánh, trong đó 267 đơn vị sản xuất phân bón.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, chính những nơi này là cái nôi dễ phát sinh sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Đáng chú ý, đa số các đơn vị sản xuất phân bón bằng công nghệ cuốc xẻng, xe trộn bê tông và không có phòng thí nghiệm. Thêm nữa, việc tổ chức cung ứng chồng chéo, phân bón trong Nam đưa ra Bắc, phân bón ngoài Bắc đưa vào Nam cùng một tên phân bón, cùng một chủng loại…; Hệ thống đại lý quá nhiều cầu cấp, nhiều đại lý ở Đồng bằng sông Cửu Long tự trang bị xe trộn bê tông trong nhà để pha trộn phân bón bất hợp pháp là các yếu tố làm đội giá thành phân bón, nông dân nghèo phải chịu, phải mua. Đây là thực trạng hệ thống sản xuất, kinh doanh phân bón ở Việt Nam. Vì vậy việc lập lại thị tường phân bón là bức xúc và cần thiết- ông Thúy nói.

Trên thực tế, việc quản lý phân bón đã có nhiều nghị định và thông tư song vì sao vấn nạn phân bón giả vẫn hoành hành, gây bức xúc trong xã hội và người nông dân phải là người chịu thiệt?

Nghị định, thông tư chưa hợp lý, cơ quan thực thi có vấn đề, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe là những lý do được đưa ra trong buổi họp báo về hội thảo “Lập lại thị trường phân bón Việt Nam và bảo vệ quyền lợi cho nông dân” tổ chức ngày 26-9.

Bên cạnh đó, sự phân định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương trong việc quản lý phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ cũng là một lý do khiến cho vấn nạn này trở nên nghiêm trọng (hiện Bộ Công Thương quản lý 90% phân bón vô cơ, Bộ NN&PTNNT quản lý 10% phân hữu cơ và phân khác).

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, trong Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, định nghĩa phân định phân bón hữu cơ và vô cơ chưa được tốt.

Nghị định 202 được xây dựng trong bối cảnh bắt đầu chuyển quản lý phân bón từ danh mục (theo Nghị định 113/2003/NĐ-CP) chuyển về quản lý theo chất lượng. Tuy nhiên, để quản lý theo chất lượng phải có quy chuẩn, trong khi đó để xây dựng hệ thống quy chuẩn mất nhiều thời gian và công sức.

“Rõ ràng, thông tư hướng dẫn của 2 bộ chưa rõ để phân định 2 loại phân bón này. Đó là cái vướng cơ bản nhất về phân công quản lý giữa các cơ quan Trung ương”, ông Thanh nói.

Trong khi các bộ không đủ khả năng, nguồn nhân lực đi kiểm tra thì việc phân cấp theo ông Thanh là cần thiết.

Về phía Hiệp hôi, ông Thúy kiến nghị, tổ chức quản lý phân bón cấp nhà nước chỉ cần một bộ quản lý (Bộ Công Thương hay Bộ NN&PTNT đều được) bởi theo ông Thúy đây là trách nhiệm "chứ không phải miếng bánh mà tranh giành".

Ngày 28-9 tới, một hội nghị lớn với nội dung "Lập lại thị trường phân bón và bảo vệ quyền lợi cho nông dân" sẽ được các bộ, ngành liên quan đồng chủ trì, tổ chức, với sự tham gia của Thủ tướng.