Chấp nhận trả giá bằng cả mạng sống trong hành trình tìm đến miền đất hứa vì nhiều lý do nhưng làn sóng người tị nạn vào Mỹ và châu Âu vẫn gia tăng từng ngày. Người dân tại một trại tị nạn ở Syria. Ảnh: Reuters Những tháng gần đây,ềurủironhưngngườitịnạnvẫnlyhươkết quả bóng đá america Mexico đã và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư lan rộng của hàng chục nghìn người đang bị mắc kẹt ở biên giới phía Nam, giáp Guatemala và tại biên giới phía Bắc với Mỹ. Chính quyền thủ đô Mexico City của Mexico thông báo một cuộc đụng độ giữa cảnh sát và đoàn người di cư Trung Mỹ đang tiến vào thành phố đã khiến 17 người bị thương, trong đó có 13 cảnh sát. Theo số liệu thống kê của Cơ quan chức năng Mexico, từ đầu năm đến nay đã có hơn 147.000 người di cư trái phép thông qua đường vào quốc gia này. Còn theo Viện Chính sách di cư (MPI), có trụ sở tại Mỹ thì ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 người di cư từ Trung Mỹ vượt qua Mexico để tìm đường tới Mỹ trong hành trình dài với nhiều nguy hiểm, rủi ro cao có thể phải trả giá bằng cả mạng sống. Cùng cảnh ngộ với Mexico, những tháng gần đây, hàng nghìn người di cư cũng xâm nhập vào Belarus để tìm đường sang Ba Lan vào châu Âu. Làn sóng người di cư này từ phía Belarus đến biên giới Ba Lan và không rời khỏi khu vực biên giới, cố gắng lọt vào lãnh thổ của Ba Lan. Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết, tổng cộng có khoảng 2.000-3.000 người tị nạn trên lãnh thổ nước này. Theo ông, phía Belarus sẽ cố gắng cung cấp thực phẩm và quần áo cho người di cư, làm mọi thứ để giúp cuộc sống tạm thời của họ dễ dàng hơn. Hầu hết những người di cư này muốn đoàn tụ gia đình. Đây là một gánh nặng không nhỏ đối với nước Đức. Nhưng tất cả những người Ba Lan đang ngăn cản điều đó. Ông kêu gọi Warsaw tạo điều kiện để họ đến Đức, khi đó vấn đề sẽ được giải quyết. Trước tình hình này, Nga đã đóng vai trò trung gian, kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) thiết lập đối thoại với Belarus, giải quyết sớm cuộc khủng hoảng di cư trên cơ sở các chuẩn mực của luật nhân đạo quốc tế. Trong khi đó, các nước EU cáo buộc Minsk cố tình làm leo thang khủng hoảng và kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Belarus A.Lukashenko tuyên bố rằng, chính các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về tình trạng này, vì hành động của họ mà người dân đang chạy trốn khỏi chiến tranh. Báo cáo mới đây của MPI, có trụ sở tại Mỹ, cho thấy khó khăn kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng người tị nạn ngày một gia tăng. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác bao gồm tình trạng giao tranh, khủng bố, mất an ninh và bạo lực, mong muốn đoàn tụ gia đình, biến đổi khí hậu và tác động môi trường, đại dịch Covid-19... Vấn đề nóng về tình hình người tị nạn trên khắp toàn cầu vừa được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp và thảo luận. Theo đánh giá của Cao ủy LHQ về người tị nạn và đại diện các nước tham gia đều cho rằng, số người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú trong nước và người tị nạn đang ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vẫn chưa được kiểm soát và giải quyết, cũng như tác động của Covid-19 và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, các nước cho rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các nước và Hội đồng Bảo an LHQ. Theo đó cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tị nạn và người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú trong nước. Cần tăng cường hỗ trợ nhân đạo để đảm bảo người tị nạn và người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú trong nước được an toàn, đáp ứng các nhu cầu căn bản. Các nước cũng cần tăng cường quyết tâm chính trị, phối hợp cùng tìm giải pháp cho vấn đề và thúc đẩy hợp tác quốc tế trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt. Đại sứ, Đại biện Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ Phạm Hải Anh cho rằng để ngăn chặn làn sóng tị nạn, các chính phủ liên quan có trách nhiệm chính trong bảo đảm hòa bình, an ninh và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột một cách toàn diện và bao trùm. Các nước cũng cần cung cấp cho người dân những nhu cầu cơ bản và tạo dựng môi trường hòa bình cho phát triển. Ông Hải Anh kêu gọi tất cả các bên liên quan ưu tiên cứu mạng sống để không ai phải bỏ mạng khi vượt biên hoặc vượt biển. Mặc dù các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia liên quan đã nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán khó người di cư, tuy nhiên một vấn đề cốt lõi mang tính căn cơ là quyền con người vẫn chưa được giải quyết ở nhiều quốc gia nên khó ngăn chặn làn sóng di cư. HN tổng hợp |