Phố Wall sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ vỡ nợ của Mỹ Tổng thống Mỹ ký thông qua dự luật giúp chính phủ mở cửa lại Nhà đầu tư miễn cưỡng trong việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa Một số dự luật ngân sách đang được thảo luận ở Washington, nhưng không dự luật nào có đủ phiếu bầu để thông qua cả ở Thượng viện do đảng Dân chủ chiếm đa số và ở Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Bà Libby Cantrill, chuyên gia chính sách công tại công ty chứng khoán PIMCO, đánh giá Quốc hội Mỹ khó có thể nhanh chóng thông qua các dự luật chi tiêu do mâu thuẫn giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ sau các chương trình kích thích tài chính lớn để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Nguồn tài trợ hiện tại cho hầu hết các chương trình của Chính phủ Mỹ, ngoại trừ các khoản thanh toán quân sự và an sinh xã hội, sẽ hết hạn vào ngày 30/9. Nếu các nhà lập pháp không thể thông qua ngân sách mới vào thời điểm đó, nhiều chức năng của Chính phủ sẽ ngừng hoạt động.
Mặc dù các nhà hoạch định chính sách nhìn chung đều muốn tránh tình trạng này, nhưng một số người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn phản đối tất cả dự luật được đưa ra bàn đàm phán.
Sự bế tắc này có thể gây ra hậu quả đối với cuộc xung đột tại Ukraine, khi Nhà Trắng đang tìm kiếm bất kỳ dự luật ngân sách nào được các nhà lập pháp thông qua để có 24 tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Kiev. Tuy được các đảng viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Thượng viện ủng hộ, nhưng kế hoạch này lại bị một số thành viên Hạ viện phản đối hoàn toàn. Đại diện phe cực hữu Marjorie Taylor Greene cho biết: “Tôi sẽ không bỏ phiếu để tài trợ một xu nào cho cuộc chiến ở Ukraine, bất cứ thứ gì liên quan đến Covid-19 và việc vũ khí hóa chính trị của Chính phủ”.
Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây Mỹ đối mặt tình trạng bế tắc tài chính. Vào tháng 6, Mỹ đã tránh được khả năng vỡ nợ ở phút cuối khi các thượng nghị sĩ bỏ phiếu đình chỉ giới hạn nợ liên bang sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng.
Mỹ đã từng có những giai đoạn phải đóng cửa Chính phủ, trong đó khoảng thời gian 35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump là dài nhất trong lịch sử Mỹ.
Nhà kinh tế trưởng của EY Gregory Daco cho rằng việc đóng cửa lần này có thể “để lại dấu ấn rõ ràng cho nền kinh tế”. Ông ước tính “mỗi tuần Chính phủ đóng cửa sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 6 tỷ USD” và tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0,1 điểm phần trăm trong quý 4. Ông nhấn mạnh: “Ngoài những hậu quả kinh tế vĩ mô trực tiếp từ việc đóng cửa, thị trường tài chính và niềm tin của khu vực tư nhân cũng có thể bị ảnh hưởng”. Trong khi đó, một chuyên gia hàng đầu tại Goldman Sachs ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm 0,2% cho mỗi tuần kéo dài.
Theo Reuters, việc Chính phủ đóng cửa không được coi là mối đe dọa lớn đối với khả năng vỡ nợ của Mỹ khi mà Quốc hội đã thông qua việc nâng trần nợ công vào đầu năm 2023. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục thanh toán trái phiếu kho bạc và các hình thức nợ khác trong thời gian đóng cửa. Tác động của các đợt đóng cửa trước đây đối với chứng khoán Mỹ là rất nhẹ. Theo dữ liệu của CFRA Research, S&P 500 đã giảm trung bình 0,4% trong tuần trước khi ngừng hoạt động và tăng 0,1% trong suốt thời gian ngừng hoạt động kể từ năm 1976.
顶: 13218踩: 198
【soi kèo mu vs liverpool】Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa
人参与 | 时间:2025-01-11 06:35:36
相关文章
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Tổng thống Ukraine đến Anh, G7 cân nhắc siết trừng phạt ngành năng lượng Nga
- Creating favourable environments for children to grow
- MB hoàn tất lựa chọn đối tác chiến lược, cùng triển khai liên doanh tại Campuchia
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Bác sĩ bị sa thải vì nhờ lao công hỗ trợ phẫu thuật cho bệnh nhân
- Thiếu niên bắn súng cao su, giải cứu em gái khỏi kẻ bắt cóc
- Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
- Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- Nga đưa thẩm phán ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin vào danh sách truy nã
评论专区