【tỉ số của tây ban nha】Chuyên gia: “Giá đất trước khi có dự án và giá đất sau khi có dự án chênh lệch từ 50
Chuyên gia: “Giá đất trước khi có dự án và giá đất sau khi có dự án chênh lệch từ 50 - 700 lần”
Đó là một trong những chia sẻ của PGS.TS Doãn Hồng Nhung,êngiaGiáđấttrướckhicódựánvàgiáđấtsaukhicódựánchênhlệchtừtỉ số của tây ban nha Giảng viên Cao cấp - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Sáng 9/3, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức tọa đàm về công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tại toạ đàm, GS. Nguyễn Đăng Dung, Giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, một trong những nội dung trọng tâm của lần sửa Luật Đất đainày là cụ thể hóa quy định về công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo GS. Nguyễn Đăng Dung, thông tin thị trường bất động sảncó giá trị rất lớn nhưng tính công khai chưa cao. Mức độ tiếp cận của người dân đối với quy hoạch hay giá đất vẫn rất mập mờ. Hệ luỵ là một số ít người nắm được thông tin sẽ làm giàu thông qua tích trữ, đầu cơ đất đai, gây khó khăn trong quản lý và thất thoát cho Nhà nước.
Ông Dung cũng cho rằng, không cung cấp chưa chắc đã mắc lỗi nhưng cung cấp thông tin không đúng có khi lại bị xử lý. Ông Dung nhấn mạnh, đây là vấn đề rất khó, nhất là trong nền văn hóa bí mật thông tin.
Cũng tại toạ đàm, PGS.TS Doãn Hồng Nhung nhận định, các vụ đại án liên quan đến đất đai xảy ra trong những năm vừa qua đều có tình trạng vi phạm thực hiện dân chủ ở địa phương, quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Bà Nhung dẫn ra con số nghiên cứu đáng chú ý. Cụ thể, theo bà Nhung, giá đấttrước khi có dự án và giá đất sau khi có dự án chênh lệch từ 50 - 700 lần. “Chênh lệch địa tô đã thể hiện rõ việc chưa có sự cân bằng giữa lợi ích của người dân, chủ đầu tư và Nhà nước trong thu hồi đất. Đây chính là vấn đề nhức nhối trong xã hội”, bà Nhung nói.
Ngoài ra, ngay trong việc công bố, công khai thông tin đất đai trên các cổng thông tin điện tử địa phương cũng tồn tại ba vấn đề gồm: có công bố, công bố nhưng chưa đầy đủ và không công bố.
Về vấn đề này, PGS.TS Doãn Hồng Nhung nhấn mạnh, việc công bố và thời điểm công bố thông tin rất quan trọng vì gắn liền với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất. Chỉ khi thông tin được công bố, công khai thì vai trò giám sát của nhân dân, của các cơ quan báo chí mới có thể được thực hiện.
Cũng theo bà Nhung, quyền được biết thông tin chính xác về giá trị tài sản là quyền lợi chính đáng của người dân, là nhu cầu bức thiết của xã hội trong bối cảnh giá đất có xu hướng không giảm mà chỉ chững lại hoặc tăng lên.
Theo PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, hiện nay việc triển khai công bố, công khai thông tin trên website của các địa phương còn chưa đồng đều.
Bà Nhung kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chi tiết và quy định rõ việc công bố thông tin vì thời điểm công bố gắn liền với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi thực hiện dự án phải thu hồi đất. Việc công khai thông tin cũng cần đặt dưới sự giám sát của người dân, báo chí và cơ quan thanh tra.
Bà Nhung đề nghị hoàn thiện Luật Tiếp cận thông tin, Luật Thanh tra; xem xét trong dự thảo Luật Đất đai theo hướng tăng mức độ tham gia, vai trò của hội đồng thẩm định giá khi phối hợp với chính quyền và HĐND tỉnh.