游客发表

【bdkq cup y】Top đầu ICT, nhưng 900 triệu dân Ấn Độ không thể truy cập internet

发帖时间:2025-01-25 10:10:03

Trong top ICT thế giới nhưng Ấn Độ có tới 900 triệu không thể truy cập internet

Chỉ có 1 bộ phận ít ỏi người dân Ấn Độ có thể truy cập Internet - Ảnh: youthkiawaaz

Năm 2015,đầuICTnhưngtriệudânẤnĐộkhôngthểtruycậbdkq cup y trong khi Trung Quốc chững lại thì Ấn Độ trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Tuy vậy, theo trung tâm Pew Research Center, vẫn chỉ có 22% số người trưởng thành ở Ấn Độ có thể truy cập vào thế giới mạng toàn cầu. Con số đó khiến đất nước này bị bỏ lại rất xa sau các quốc gia rộng lớn đang phát triển khác như Trung Hoa đại lục và Brazil, những nơi có tỷ lệ người lớn được vào internet là 65% và 60%.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì đâu tỉ lệ này lại thấp như vậy, Viện Centre for Communication and Development Studies (CCDS) gần đây đã tiến hành một nghiên cứu tại thành phố ở phía Tây Ấn Độ Pune – trung tâm sản xuất và gia công IT nổi tiếng với trên 3 triệu dân. Dưới đây là 4 vấn đề ảnh hưởng nặng nề nhất theo các chuyên gia tìm hiểu:

1- Cơ sở hạ tầng

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP) thiếu trầm trọng bộ thiết bị định tuyến mạng (router), mạng kết nối cáp quang, cũng như máy chủ cần thiết để mở rộng khả năng truy cập. Trên đường phố có rất ít các điểm truy cập Wi-Fi công cộng. Hạ tầng, đường sá ngay tại thành thị - đa phần vẫn có thu nhập đầu người thấp - không thể đáp ứng được kết nối băng thông rộng với tốc độ cao. Tình trạng truy cập internet qua thiết bị di động cũng không tốt hơn là bao.

Hạ tầng

Hạ tầng Ấn Độ rất khó khăn trong việc đáp ứng kết nối internet băng rộng - Ảnh: Indianexpress

“Khắp Ấn Độ, hạ tầng mạng cáp đang rất chắp vá” - Nilotpal Chakravarti, phát ngôn viên Hiệp hội Internet và Di động tại quốc gia này nhận xét. “Sử dụng mạng 3G trên sóng di động cho tốc độ chỉ tương đương 2G”. Người sử dụng cũng thường xuyên rơi vào khoảng trống trong vùng phủ sóng. Ví dụ, “họ phải đi bộ xuống đồi, tìm đến những con đường chính trong thị trấn nếu muốn truy cập internet” - Hutokshi Doctor, giám đốc CCDS cho biết.

2- Phân biệt giới tính

Có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ nam giới và nữ giới truy cập mạng. Theo viện Pew, trong khi có 27% số đàn ông Ấn Độ sử dụng internet, con số này ở phụ nữ chỉ là 17%. Các nhà nghiên cứu từ CCDS nhận xét, rất nhiều phụ nữ tại đây chỉ ở nhà chăm lo việc gia đình, và không có quyền kiểm soát về tài chính. Kể cả nếu họ có khả năng truy cập vào thế giới mạng, họ thường bị các thành viên nam trong gia đình kiểm soát chặt chẽ.

Một phụ nữ trả lời phỏng vấn của CCDS cho biết những người hàng xóm của cô không thích nhìn thấy các cô gái sử dụng điện thoại, vì “như thế là không tốt, không phù hợp với văn hóa của cộng đồng”. Kết quả là, nữ giới buộc phải sử dụng điện thoại của những người đàn ông trong gia đình họ nếu muốn vào mạng. “Có quan niệm cho rằng internet là một không gian thiếu an toàn cho phụ nữ, vì có thể khiến họ bị bóc lột hoặc lạc lối” – giám đốc Doctor nhận xét.

3- Cước internet đắt đỏ

Việc chi trả được hóa đơn internet là hết sức khó khăn ở một đất nước mà có tới 75% dân số có thu nhập dưới 5.000 rupees (74 USD) một tháng. Một số người cố gắng khắc phục bằng cách mua những chiếc smartphone cũ đã qua sử dụng với giá thành rẻ hơn khá nhiều. Tuy nhiên, các thiết bị rẻ tiền đồng nghĩa với thông số cấu hình và bộ nhớ khá kém cỏi. Chưa kể mức cước truy cập mạng vẫn rất cao so với phần đông người dân. “Họ phải mua gói 18 rupee cho khoảng 100 MB dữ liệu. Nếu chọn gói rẻ hơn sẽ cho tốc độ thấp hơn nhiều, không thể truyền tải nổi video và âm thanh” – bà Doctor nói.

4- Nhận thức

nhận thức

Chương trình cung cấp miễn phí internet của Facebook bị phản đối và bị cấm - Ảnh: Sketsanews

Các cuộc khảo sát cho thấy rất nhiều người dân ở quốc gia Nam Á này thiếu các hiểu biết cơ bản về internet. Trong cuộc khảo sát vừa tiến hành năm 2015 bởi Hiệp hội Internet và Di động, khoảng 1/5 số người dân thành thị và tới 2/3 số người dân nông thôn được hỏi không hề biết đến sự có mặt của thế giới internet, do đó tất nhiên không bao giờ có cơ hội biết đến Youtube hay Facebook.

Cũng trong năm 2015, “đại gia” công nghệ Facebook đưa ra dự án “Free Basics”, tự tin sẽ cung cấp internet miễn phí khắp Ấn Độ. Tuy nhiên đến tháng 2 năm nay, Cơ quan quản lý viễn thông quốc gia (TRAI) đã quyết định dừng vô thời hạn chương trình nói trên. Nguyên nhân được đưa ra là do chương trình này vi phạm những nguyên tắc trung tính về mạng lưới, cũng như những lo ngại dự án đó có thể gây ra sự mất quân bình cho thị trường internet tại đây./.

Ngọc Vũ (theo CNNMoney / NYTimes)

    热门排行

    友情链接