Nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư
TheôngnghiệpNhiềutiềmnănglắmbấtcậlịch thi đấu câu lạc bộ ýo Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện có 184 trên tổng số 289 KCN đã đi vào hoạt động. Các dự án tại các KCN chiếm một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đóng góp cho ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng hàng năm.
10 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI của cả nước đổ vào các KCN lên tới con số 73%, cả cấp mới và tăng thêm đạt 9,8 tỷ USD.
Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông, cho biết: “Các KCN không chỉ có đóng góp lớn về xuất khẩu, sản lượng công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động, mà còn đóng góp cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ mỗi năm”.
Trong đó, có một số khu công nghiệp trọng điểm: KCN Vũng Áng, KCN Nghi Sơn, KCN Yên Phong, KCN Tiên Sơn… đã thu hút được những dự án tỷ USD như: dự án Khu liên hợp gang thép, cảng Sơn Dương, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án của Tập đoàn Samsung…
|
Trưởng ban Quản lý các KCN tập trung Bắc Ninh, ông Ngô Sỹ Bích cho biết: Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh được phê duyệt 15 KCN, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động. Tổng số dự án đầu tư vào KCN của tỉnh Bắc Ninh đạt được 633 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 6,62 tỷ USD. Trong đó, có 360 DN đã đi vào hoạt động, giải quyết trên 140.000 lao động, đang đóng góp cho NSNN trên 5.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013, KCN Bắc Ninh thu hút được trên 100 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD. Năm 2013, phấn đấu đạt 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.
“Nhìn chung, các KCN được đầu tư tương đối đồng bộ, nguồn lao động dồi dào, ví dụ như Tập đoàn Samsung với hơn 40.000 lao động”, ông Bích nhấn mạnh.
Vẫn còn nhiều bất cập
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay tỷ lệ lấp đầy bình quân ở các KCN chỉ đạt hơn 60%. KCN Yên Phong (Bắc Ninh) là KCN có tỷ lệ lấp đầy cao hàng đầu cũng chỉ đạt trên 80%.
Những vùng có hạ tầng tốt như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng thu hút đầu tư tốt, nhưng những vùng như Tây Nguyên, Tây Bắc việc thu hút các dự án vào các KCN gặp không ít khó khăn, ông Trần Duy Đông - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế nhận xét.
Cũng theo ông Đông: “Tỷ lệ lấp đầy 60% cùng với con số xấp xỉ 500 dự án FDI bỏ hoang vì chủ đầu tư bỏ về nước thể hiện quá trình quản lý, phát triển các KCN còn bất cập và chưa hiệu quả”.
Một số các KCN thiếu tiêu chuẩn về xây dựng hạ tầng và yếu tố phát triển bền vững. Chẳng hạn, với nhà đầu tư Nhật Bản, họ rất coi trọng cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ sau đầu tư và không muốn đầu tư vào KCN bị phạt do vi phạm quy định về môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đây là những vấn đề mà chủ đầu tư hạ tầng KCN phải cân nhắc trong thời gian tới.
“Chúng ta đang gặp nhiều bất cập chủ yếu là ngoài hàng rào KCN. Trong quy hoạch, chúng ta thường tính rất kỹ lưỡng về tất cả các hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, nhưng hạ tầng xã hội ngoài hàng rào thì phải cân nhắc, nhìn nhận lại. Hệ thống quản lý dịch vụ chưa tốt và chưa đáp ứng được cơ sở hạ tầng xã hội cho lượng lao động lớn’, ông Ngô Sỹ Bích,Trưởng ban Quản lý các KCN tập trung Bắc Ninh, chia sẻ.
“Bên cạnh đó, sự chủ động trong việc thu hút đầu tư như: đẩy mạnh marketing, chính sách ưu đãi... của các KCN chưa thực sự được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Đồng thời, các KCN chưa chú trọng hỗ trợ các DN, nhà đầu tư về các dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn thị trường...”, ông Đông nhấn mạnh./.
Tố Uyên