【ket qua.nét】Bộ Tài chính: Cải cách hành chính mạnh mẽ hướng tới người dân, doanh nghiệp
Đẩy mạnh cải cách hành chính,ộTàichínhCảicáchhànhchínhmạnhmẽhướngtớingườidândoanhnghiệket qua.nét điện tử hóa công tác quản lý thuế nhờ ứng dụng công nghệ thông tin Người dân, doanh nghiệp đánh giá cao chuyển đổi số của ngành Tài chính Ngành Tài chính quyết tâm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân |
Cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan góp phần quan trọng vào kết quả cải cách hành chính ngành Tài chính Ảnh minh hoạ: Q.Hùng |
Nỗ lực đi đầu về cải cách hành chính
Công tác cải cách thể chế và công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được Bộ Tài chính coi là nhiệm vụ trọng tâm. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính luôn được Bộ Tài chính xây dựng theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính, đánh giá tác động thủ tục hành chính đầy đủ, kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chú trọng đối với lĩnh vực thuế, hải quan, ngân sách nhà nước.
Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính một cách toàn diện gắn với việc phát triển Chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi số để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trên cơ sở đó đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Đến ngày 25/12/2023, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện đánh giá tác động đối với 86 thủ tục hành chính tại 15 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công sản, thuế, kế toán, kiểm toán, giá, bảo hiểm, hải quan,... theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn các phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, đến 25/12/2023, Bộ Tài chính đã rà soát và ban hành 13 quyết định công bố bãi bỏ 33 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 26 thủ tục hành chính; công bố mới 3 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý. Đến ngày 25/12/2023, tổng số thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 774 thủ tục.
Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin
Tại Bộ Tài chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng lên và phát triển theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của Bộ với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân và DN. Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Đến ngày 25/12/2023, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tổng số dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 774, trong đó, 367 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 127 dịch vụ công trực tuyến một phần và 280 dịch vụ cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân.
“Bộ Tài chính cũng đã đưa các dịch vụ công lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định đối với 774/774 thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý; tập trung đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt đối với các ngành nghề đặc thù có thời gian hoạt động thường xuyên, liên tục, giá trị từng hóa đơn không lớn nhưng số lượng hóa đơn rất lớn, bao gồm cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, xăng dầu. Bộ Tài chính rất chủ động trong việc này”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã đạt được kết quả tích cực trong hiện đại hóa lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc. Đối với lĩnh vực thuế, tính đến nay, có 922.181 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 922.649 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,95%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 1/1/2023 đến nay là 15.602.319 hồ sơ.
Trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu, hướng tới xây dựng mô hình Hải quan thông minh. Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 67 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; tiếp tục quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin tập trung của ngành Hải quan ổn định 24/7, đảm bảo an ninh, an toàn, đường truyền thông suốt phục vụ đắc lực cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong lĩnh vực Kho bạc, 100% thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thu phí, lệ phí và thu phạt trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp ngân sách đối với nhà cung cấp nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức thu.
Năm 2024, ngành Tài chính tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục hành chính giải quyết công việc nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo hướng đơn giản hóa, gắn kết với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số; thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện; tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, các giải pháp nhằm giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, DN; tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả và đo lường sự hài lòng đối với việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và DN.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Tài chính là cơ quan nỗ lực đi đầu về đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, về cải cách hành chính, Bộ Tài chính có năm thứ 9 liên tiếp lọt top 3 bộ, cơ quan ngang Bộ dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính. Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện 150/150 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 148 nhiệm vụ, đang tiếp tục triển khai thực hiện 2 nhiệm vụ theo kế hoạch. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Có thể khai giảng trực tuyến vào ngày 5
- ·Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- ·Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Bình Phước tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết ngày 28
- ·Khai mạc kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh
- ·99,98% giáo viên đạt chuẩn trở lên
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Ngôi trường của con em công nhân lao động
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Kết quả phân tích phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- ·Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
- ·708 học sinh được tuyên truyền an toàn giao thông
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Tuyên truyền các giải pháp an toàn cho trẻ em
- ·55/179 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
- ·Điều chỉnh chương trình giáo dục thường xuyên
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Vinh danh 53 học sinh đoạt huy chương Olympic 30/4