当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu 正文

【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu

2025-01-10 19:48:11 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:893次
Trước thềm hội nghị tham tán thương mại khu vực châu Âu: Đại diện Thương vụ kỳ vọng gì?ậndiệntháchthứcvàcơhộitạithịtrườngchâuÂđá banh trực tiếp ngày hôm nay Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu

Cơ hội lớn

Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu được tổ chức tại Italia vào ngày 18/7/2024 bao gồm 2 Phiên làm việc chính: Phiên làm việc giữa các đơn vị trong Bộ Công Thương và hệ thống Thương vụ các nước châu Âu; Phiên làm việc chính thức.

Tại Phiên làm việc chính thức, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu; công tác nghiên cứu thị trường, phát triển thông tin thị trường cũng như thảo luận đưa ra các giải pháp đa dạng hóa thị trường, xúc tiến thương mại; thảo luận về xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; trao đổi các giải pháp tăng cường hợp tác về công nghiệp, năng lượng và đầu tư với các nước châu Âu...

Thảo luận về những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước châu Âu, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các thị trường: EU, Liên Bang Nga, Ucraina, Belarus, Thụy Sĩ... đã tập trung đánh giá hiện trạng, xu hướng chính sách kinh tế, thương mại tại khu vực châu Âu - những tác động đến Việt Nam cùng những vấn đề đặt ra trong thời gian tới; cùng đó kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ.

Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu
Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu được tổ chức tại Italia vào ngày 18/7/2024 bao gồm 2 Phiên làm việc
Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu

Châu Âu đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng nhất thế giới với dân số hơn 740 triệu người và GDP đạt trên 18.000 tỷ USD; và đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng mà Việt Nam có thế mạnh. Các quốc gia trong khu vực châu Âu đang ngày càng có nhu cầu cao về các mặt hàng như đồ gia dụng, thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - châu Âu (bao gồm cả EU và ngoài EU) đạt 71,15 tỷ USD, giảm xấp xỉ 4,4% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đạt 52,22 tỷ USD, giảm 4,7%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Âu đạt 18,93 tỷ USD, giảm 2,7%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 370 tỷ USD tăng 16,03% so với năm 2023. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư với xuất siêu ước đạt 8,4 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cơ bản có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao, nổi bật là thị trường EU. Trị giá xuất khẩu sang thị trường EU trong 5 tháng năm 2024 đạt 20,29 tỷ USD, tăng 14,1% tương ứng tăng 2,52 tỷ USD so với cùng kỳ.

Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu
Ông Dương Hoàng Minh - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga chia sẻ những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nga nói riêng và các nước châu Âu nói chung

Đối với Liên bang Nga, ông Dương Hoàng Minh - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường này cho biết, thương mại hai nước Việt Nam - Liên bang Nga đang có sự phục hồi tích cực. Năm 2023, thương mại hai chiều đạt 3,6 tỷ USD tăng 2,3% so với năm 2022. 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,34 tỷ USD, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2023...

Không những vậy, Việt Nam và Nga là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cho nhau. Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Nga để phục vụ sản xuất và tiêu dùng (than đá, kim loại, phân bón, xăng dầu, khí hóa lỏng, thiết bị máy móc, thực phẩm, thủy sản, gỗ…). Trong khi đó, Liên bang Nga nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, giày, hàng điện tử, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng…

“Kinh tế hai nước được dự báo tăng trưởng khá trong các năm tới. Hiện nay, việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga đã tạo ra khoảng trống trên thị trường. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư vào Nga trong các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủy sản, may mặc, sản xuất đồ gỗ, đồ gia dụng...”– Tham tán Thương mại Dương Hoàng Minh nhận định và khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu
Ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Hiệp định EVFTA mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, song Hiệp định cũng đặt ra nhiều thức

Phân tích cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường châu Âu nói chung và EU nói riêng, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, hiện tại Hiệp định EVFTA đã bước vào năm thứ 5 thực thi với biểu B5 bằng 0. Theo thông tin của EU thì 99% dòng thuế được tự do hóa. Và Hiệp định EVFTA được đánh giá là một trong những hỗ trợ tốt cho thương mại Việt Nam - EU. Rất nhiều nước ASEAN đang nỗ lực có được một hiệp định như Việt Nam.

Do vậy, việc bảo vệ quyền lợi từ EVFTA là hết sức cần thiết. Việc bảo vệ này bắt nguồn từ việc đảm bảo hàng hóa Việt Nam được sản xuất và xuất khẩu một cách bài bản, tuân thủ tốt các quy định của EU nhất là về chất lượng, an toàn sản phẩm”- ông Trần Ngọc Quân thông tin và cho biết, Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 trong thương mại hàng hóa và là đối tác lớn nhất ở ASEAN. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào EU là giày dép, dệt may, hàng nông sản, hàng điện tử tiêu dùng và nhập khẩu khẩu chủ yếu hóa mỹ phẩm, dược, phương tiện vận tải là hàng có kỹ thuật cao.

Nhận diện thách thức

Tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu, bên cạnh những thuận lợi, đại diện nhiều Thương vụ cũng thẳng thắn phân tích những thách thức đối với doanh nghiệp trong nước khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước khu vực châu Âu.

Ông Hoàng Đình Chại - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại thị trường Ucraina cho biết, hiện nay, các công hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu của Ucraina vẫn chưa tin tưởng lẫn nhau, nhất là doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là trở ngại, rào cản cho việc hợp tác thương mại giữa hai nước. Hiện nay, với thị trường Ucraina các doanh nghiệp và nhà nước ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống và quân đội.

Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu

Với thị trường Liên bang Nga, Tham tán Dương Hoàng Minh chia sẻ, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga đang đứng trước các thử thách rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các cơ quan chức năng cả hai bên đã có nhiều nỗ lực nhưng kim ngạch thương mại song phương giảm sâu, phục hồi chậm, nhiều dự án đầu tư song phương gặp khó khăn trong triển khai ở cả hai bên.

Trở ngại lớn nhất là về vấn đề thanh toán. Trong bối cảnh hệ thống tài chính - ngân hàng của Liên bang Nga bị Mỹ và các nước phương Tây trừng phạt, các ngân hàng Việt Nam rất quan ngại khi thực hiện thanh toán cho các hợp đồng với phía Nga bằng USD hoặc EURO; trong khi đó đồng rúp Nga và VNĐ chưa phải là ngoại tệ mạnh, tỷ giá đồng rúp thường xuyên biến động, thương mại song phương giữa hai nước còn thấp khiến cho nỗ lực sử dụng đồng nội tệ của hai nước trong thanh toán còn gặp nhiều khó khăn, chi phí cao; các doanh nghiệp Việt Nam chưa được sử dụng ngoại tệ mạnh khác trong thanh toán...

Nhằm tháo gỡ khó khăn, Thương vụ khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia kênh thanh toán bằng đồng bản tệ RUB và VND, bao gồm thông qua cho phép kết nối với Hệ thống truyền tin tài chính của Nga (SPFS) thay thế cho hệ thống SWIFT; xem xét có cơ chế đặc thù cho phép thành lập các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện các giao dịch nhạy cảm với Nga nhằm tránh nguy cơ bị cấm vận thứ cấp; cùng đó, xem xét sử dụng đồng Nhân dân tệ trong buôn bán quốc tế với Nga và các quốc gia khác như Cuba, Iran…

Liên quan đến các vướng mắc trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước, Thương vụ đề nghị hai bên sớm tiến hành bổ sung sửa đổi Hiệp định thương mại tự do VN-EAEU FTA để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, trong đó có tháo gỡ các rào cản về phòng vệ ngưỡng cho xuất khẩu hàng may mặc, giày da của Việt Nam sang EAEU.

Mặt khác, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Nga trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp ta có thế mạnh như chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủy sản, may mặc, sản xuất đồ gỗ, đồ gia dụng… Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga đầu từ vào Việt Nam.

Trong khi đó, tại EU, ông Trần Ngọc Quân cho rằng, với EVFTA, một số ngành hàng của Việt Nam bị mở rộng điều tra hoặc áp thuế từ các vụ thuế EU áp dụng với Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng lợi ích trực tiếp từ EVFTA. Do vậy, cần đảm bảo ở hai khía cạnh, không có hàng từ nước thứ 3 trá hình vào Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA hoặc vào Việt Nam tránh thuế tự vệ, phá giá rồi xuất đi EU.

Để làm được điều này, Thương vụ khuyến cáo, thường xuyên kiểm tra luồng thương mại giữa Việt Nam – EU hoặc một nước thứ 3 xem có những mối quan hệ liên thông nào không để ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu được tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế - thương mại, công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến các nước trong khu vực và thế giới; cùng đó, hướng tới mục tiêu tăng cường công tác kết nối, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động xuất khẩu.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, với vai trò Tư lệnh ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh quan điểm phải đổi mới hoạt động Thương vụ để mang tính hiệu quả, thiết thực, trong đó chú trọng đến khâu đột phá xuất khẩu của công tác xúc tiến thương mại.

Do vậy, tháng 7/2022 đã Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước”. Đây là Hội nghị giao ban đầu tiên và cũng là tiền đề để Bộ Công Thương tổ chức thường kỳ vào các tháng tiếp theo.

Từ đó đến nay, định kỳ hàng tháng Bộ Công Thương đều tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường nước ngoài theo từng chủ đề để cập nhật kịp thời các yêu cầu xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp; đồng thời tạo diễn đàn phổ biến thông tin, chính sách, cơ hội thị trường nước ngoài từ hệ thống các cơ quan Thương vụ Việt Nam trên toàn cầu.

Hoạt động của Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm và tập trung đẩy mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, do vậy, tháng 8/2022, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài theo hình thức trực tuyến. Tại đây, Thủ tướng đặt kỳ vọng, với kiến thức, năng lực, trình độ của mình, các Thương vụ ở nước ngoài tích cực đóng góp để góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, mang ngoại tệ về cho đất nước, đồng thời góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, để góp phần thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, là đại diện kinh tế Việt Nam ở nước ngoài, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trong nước, đặc biệt là những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng (cơ khí, chế biến, chế tạo, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hóa chất, dược phẩm…).

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜