Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết,ộtrưởngTôLâmChínhsáchkhôngbóviệcdângiúpcôti le ca c tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, Bộ Công an và Ủy ban Quốc phòng An ninh đã thống nhất chỉnh lý bỏ điều quy định về biện pháp vũ trang, đồng thời bổ sung 3 điều mới (Điều 11 - 13).
Cụ thể, Điều 11 quy định về bảo vệ vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt. Điều 12 quy định về tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; Điều 13 quy định về việc vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân.
Không nên quy định chung chung
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga băn khoăn về quy định tại khoản 3, Điều 13 cho phép cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bà Nga cho rằng, cần phải quy định rõ “quy định của pháp luật Việt Nam” ở đây là quy định nào, không nên quy định chung chung. Còn quy định thế này thì ngay cả cảnh sát cơ động cũng không biết tìm điều luật nào để tuân thủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng góp ý Điều 16 cũng có nội dung tương tự. Cụ thể quy định việc huy động người, phương tiện, thiết bị thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế… thực hiện theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, đối chiếu điều ước quốc tế thì người, phương tiện, thiết bị của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế không được trưng dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngoài ra, ông Tùng cũng băn khoăn, khoản 1 Điều 13 quy định việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố song Luật Phòng chống khủng bố lại không quy định cụ thể về việc này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phân tích, trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm, đã được hiến định, do đó, khi hạn các quyền này thì phải quy định trong luật rõ ràng để thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng băn khoăn tới khoản 2 Điều 13 quy định trường hợp cảnh sát cơ động vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
“Cũng giống như khoản 1 dẫn chiếu Luật Phòng chống khủng bố nhưng luật lại chưa quy định, tôi quan tâm phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã quy định về trường hợp này hay chưa”, ông Thanh nói.
Có cơ chế hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho cảnh sát cơ động
Trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh trong “hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của Cảnh sát cơ động phù hợp với khả năng của địa phương và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước” cũng được nhiều đại biểu góp ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ băn khoăn vì Luật Ngân sách nhà nước không quy định hỗ trợ: “Tại sao không quy định ngân sách nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động của cảnh sát cơ động mà lại quy định HĐND, UBND có hỗ trợ?”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, quy định như dự thảo luật không sai với Luật Ngân sách Nhà nước. Thực tế, các địa phương đều hỗ trợ cho lực lượng công an, quân đội trong các trường hợp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chống lâm tặc… Các địa phương phải được vào dự toán ngân sách hàng năm.
“Đặc biệt, trong chống dịch vừa qua huy động lực lượng cảnh sát cơ động, các lực lượng vũ trang rất nhiều, ngân sách cấp trên chưa giải quyết được kịp thời thì ở cấp địa phương có quyền hỗ trợ và luật cho phép”, ông Hải dẫn chứng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Luật Ngân sách nhà nước cấm ngân sách cấp này chi cho cấp kia nhưng cho phép ngân sách địa phương được hỗ trợ cho các đơn vị trung ương như công an, tòa án, viện kiểm sát và các lực lượng khác trên địa bàn khi tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, địch họa…
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, bộ đội huy động cả tiểu đoàn “dầm mưa dãi nắng” gặt lúa cho dân trong lúc chạy lũ. Nhiệm vụ này không phải của bộ đội nhưng việc của dân phải "xông" vào làm. Trong khi, dự toán kinh phí của Bộ Quốc phòng không chi cho việc này, cho nên địa phương có hỗ trợ. Do đó, quy định như dự thảo luật không không trái với luật Ngân sách Nhà nước.
“Tôi thấy không có vấn đề gì cả. Không chỉ ngành công an, mà nhiều ngành dọc khác nữa như Hà Nội bỏ tiền xây trụ sở cho Tòa án, rồi các tỉnh khác cũng hỗ trợ xây trụ sở cho lực lượng công an xã chính quy, chứ chờ kinh phí của Bộ Công an thì bao giờ mới có được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: Doãn Tấn Giải trình sau đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định, các nội dung chỉnh lý, bổ sung không làm thay đổi các chính sách lớn trong dự thảo của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, qua nhiều giai đoạn có nhiều tên gọi, song hiện nay thống nhất gọi là cảnh sát cơ động vì đã đi vào văn bản pháp luật, trở thành một lực lượng biên chế, tổ chức vũ trang như một đơn vị của quân đội. Trong công an có nhiều lực lượng đều thuộc lực lượng vũ trang, nhưng biện pháp vũ trang chủ yếu là ở cảnh sát cơ động.
Dẫn lại lời Bác Hồ: "Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ hoàn toàn thì thành công hoàn toàn", Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, việc giúp đỡ của nhân dân nêu trong dự luật là khái niệm gần gũi, phù hợp. Bộ trưởng cảm ơn các đại biểu từng công tác qua ở địa phương đã chia sẻ với lực lượng CAND nói chung và lực lượng CSCĐ nói riêng.
"Lúc dân cần, lúc dân khó có công an. Song sự giúp đỡ của nhân dân đối với lực lượng công an cũng rất cần thiết. Cơ chế chính sách cũng không bó chuyện này. Các đại biểu động viên, chia sẻ, thấu hiểu điều này là rất đáng quý", Bộ trưởng bày tỏ.
Sau phiên họp hôm nay, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng An ninh nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Quốc hội, các vị đại biểu hoàn thiện dự thảo trước khi báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội.
Thu Hằng
Đại biểu QH tranh luận về việc trang bị tàu bay cho Cảnh sát cơ động
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm quy định Cảnh sát cơ động được trang bị tàu bay khi thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động sáng nay (26/10).
顶: 87919踩: 31119
【ti le ca c】Bộ trưởng Tô Lâm: Chính sách không bó việc dân giúp công an
人参与 | 时间:2025-01-10 01:22:30
相关文章
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Quy định mới về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ
- Cận cảnh dàn tên lửa hiện đại bảo vệ Thủ đô
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Quan tâm hơn nữa các đối tượng chính sách, người có công
- Thực phẩm giúp giải độc
- Báo động dịch viêm não mô cầu ở Phước Long
- Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- Trung tá Huỳnh Tấn Lực đoạt giải nhất hội thi báo cáo viên giỏi năm 2021
评论专区