TheớiEUlàlợithếcủaViệsoi kèo leedo đó, hầu hết thuế nhập khẩu sẽ được gỡ bỏ trong thời gian 10 năm. Hiệp định cũng sẽ mở cửa nhiều mảng dịch vụ của Việt Nam, trong đó có dịch vụ tài chính với nhà đầu tư châu Âu. Fitch cho rằng, Việt Nam đang hưởng lợi từ cán cân thanh toán mạnh và tốc độ tăng trưởng cao. GDP trung bình giai đoạn 2010-2014 là 5,9%. Trong khi đó, các nước cùng bậc tín dụng chỉ đạt trung bình 4,5%. Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng đạt 4,5% năm ngoái, cao hơn nhiều so với thâm hụt 1,3% của các nước cùng nhóm. Tài khoản vãng lai cũng đang được cải thiện khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng mạnh và ổn định, với lượng FDI ròng tương đương 3,9% GDP (7,2 tỉ USD). Ổn định kinh tế vĩ mô cũng là chìa khóa giúp Việt Nam được nâng tín nhiệm lên BB- tháng 11 năm ngoái. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc. Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ thặng dư thương mại lớn với khu vực này. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2014 đạt 27,9 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2013. Giảm bớt rào cản thương mại và đầu tư sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường này và nhận được nhiều FDI hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng 11 quốc gia khác, trong đó có Mỹ và Nhật Bản. Nếu TPP hoàn tất, Việt Nam sẽ có hiệp định thương mại tự do với 3 trong số 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện tại. Fitch cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện và cán cân thanh toán sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho xếp hạng tín nhiệm quốc gia./. Theo chinhphu.vn |