【u21 na uy】Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho tiền điện tử
Tuy nhiên,ớmhoànthiệnhànhlangpháplýchotiềnđiệntửu21 na uy sự phát triển này còn cách xa so với tiềm năng bởi môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, chưa có hệ sinh thái rộng khắp, hạn chế về công nghệ…
Gần 6 triệu người sử dụng ví điện tử
Tiền điện tử về cơ bản tồn tại trên thị trường Việt Nam dưới hai hình thức chính là ví điện tử và thẻ trả trước. Những năm gần đây, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng từ khách hàng, ví điện tử đã phát triển khá nhanh ở Việt Nam. Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho 23 đơn vị không phải là ngân hàng (non-bank) được cấp phép dịch vụ ví điện tử, với sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua. Tổng số khách hàng sử dụng ví điện tử đạt gần 6 triệu người và số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán ngày càng tăng.
Theo ông Võ Tấn Long - Phó Tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là NHNN đang rất chú trọng tới sự phát triển của các công ty fintech. NHNN đã thành lập một ủy ban chỉ đạo về fintech. Hiện nay NHNN đang xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ các quy định về ngân hàng đại lý (agent banking) và định danh khách hàng qua các phương tiện điện tử (e-KYC). Hai quy định này nếu được thông qua sẽ mở ra một sân chơi mới cho các công ty fintech tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ tài chính cho đông đảo người dân ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam còn tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt với các công nghệ fintech. Hiện nay, 65% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi trẻ (dưới 35 tuổi), là độ tuổi dễ tiếp cận công nghệ; 51 triệu người hiện sử dụng điện thoại thông minh và 50 triệu người sử dụng Internet. Mạng di động 3G/4G phủ sóng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Thanh toán di động hiện đang dần trở thành xu hướng mới với các công nghệ tiện ích như mã QR/tiếp xúc trường gần NFC/số hoá thông tin thẻ (tokenization)… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán điện tử đang được hoàn thiện.Một số ngân hàng hiện đang thí điểm các điểm giao dịch tự động hiện đại, mới với nhiều chức năng hỗ trợ như mở tài khoản, rút nhận tiền mặt, thanh toán, chuyển tiền… hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng (như Live Bank của TPBank, ứng dụng ngân hàng số Timo của VpBank).
Nhìn sang thị trường lân cận là Trung Quốc, nước này đang tiến rất nhanh đến một xã hội không dùng tiền mặt, khi thanh toán điện tử đang trở thành phương thức thanh toán thống trị trong mọi lĩnh vực. Ví điện tử Alipay và Wechat Pay là hai ứng dụng phổ biến nhất tại quốc gia này. Từ các trung tâm thương mại sang trọng, nhà hàng cao cấp cho đến người bán hàng tại chợ, người ăn mày trên đường phố cũng đều sử dụng các ứng dụng này.
Cần cơ chế thanh toán liên thông giữa các ví điện tử
Theo ông Grant Dennis - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam, Việt Nam có dân số trẻ với nhiều nhu cầu sử dụng công nghệ để tiếp cận các dịch vụ tài chính như Trung Quốc. Đây là một yếu tố thúc đẩy quan trọng. Hơn nữa, Chính phủ cũng đang khuyến khích việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, với mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt xuống dưới 10%. Có thể thấy, Chính phủ đang chủ động số hóa cơ sở hạ tầng thanh toán, mặc dù vẫn còn một số rào cản về quy định. "Tôi cho rằng Việt Nam có cơ hội để phát triển những dịch vụ tài chính như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chưa có những dịch vụ hệ sinh thái phát triển như ở Trung Quốc và đây là một tiềm năng có thể được khai phá" - ông Grant Dennis nói.
Hiện nay, các thách thức chính trong phát triển tiền điện tử tại Việt Nam là thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn phổ biến, khuôn khổ pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán chưa đồng đều. Quy định về tiền điện tử ở Việt Nam được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp luật như Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Nghị định 80/2016/NĐ-CP, Thông tư 19 năm 2016, Thông tư 39 năm 2014 của NHNN… Tuy nhiên, còn nhiều quy định cần phải hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển tiền điện tử như: làm rõ khái niệm, bản chất của tiền điện tử, xác định rõ đối tượng cung ứng tiền điện tử và phạm vi điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý các tổ chức phát hành tiền điện tử không phải ngân hàng.
Đồng thời, cần xây dựng cơ chế đảm bảo chấp nhận thanh toán liên thông giữa các ví điện tử của các tổ chức cung ứng ví khác nhau nhằm mở rộng phạm vi, mức độ chấp nhận tiền điện tử/ví điện tử. Theo các chuyên gia, mặc dù đang có rất nhiều ví điện tử, nhưng các ví điện tử ở Việt Nam không gắn với hệ sinh thái nào, dẫn tới bị phân mảnh. Các ví điện tử Việt chưa có được mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán rộng khắp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, không chỉ giữa các công ty trong nước mà cả với các ứng dụng nước ngoài như Alipay, Wechat Pay… đang ngày càng có ảnh hưởng lớn thì các công ty ví điện tử của Việt Nam phải xây dựng được hệ sinh thái, mở rộng tính năng ra nhiều lĩnh vực khác nhau, khắc phục các hạn chế về công nghệ, nâng cao tính bảo mật để hấp dẫn người dùng.
Hoàng Yến
相关文章
Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
Binh sỹ Ukraine huấn luyện tại khu vực Mykolaiv ngày 14-5-2024.2025-01-27Thùy Tiên cho biết cô đang đấu tranh cho công lý
Người mẫu - Hoa hậu 05/11/2022 - 17:30 (GMT+7) Thùy Tiên - chuyện chưa kể: 'Tôi đang đấu tranh c2025-01-27Miss Grand 2015 bị chỉ trích, Thuỳ Tiên có động thái tinh tế 'xoa dịu'
Người mẫu - Hoa hậu 07/11/2022 - 07:00 (GMT+7) Miss Grand 2016 và fan Việt 'đôi co', Thuỳ Ti2025-01-27Hội tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhi2025-01-27Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
Trao nhà nghĩa tình biên cương cho hộ gặp khó khăn về nhà ởỦy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban2025-01-27Nawat nhắc đến hội chị em 'Đông Lào' của Thiên Ân
Người mẫu - Hoa hậu 26/10/2022 - 21:11 (GMT+7) Nawat nhắc đến 'hội chị em' của Thiên Ân:2025-01-27
最新评论