【nhận định bóng đá canada】MediaTek: Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu
Hiện chỉ có một số ít nước trên thế giới nắm trong tay các công nghệ chủ chốt về chip bán dẫn. Vì đâu những công nghệ này lại khó tiếp cận như vậy thưa ông?ệtNamcóthểthamgiavàochuỗicungứngchipbándẫntoàncầnhận định bóng đá canada
Ông Daniel Lin: Ngày nay mọi hoạt động của chúng ta đều có sự xuất hiện của các thiết bị điện tử. Chúng ta không thể sống mà không có chiếc điện thoại. Nói điều này để thấy rằng ngành chip bán dẫn đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
Kinh tế chia sẻ đang là xu hướng trong thương mại toàn cầu. Trước kia, Mỹ đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, bao gồm cả ngành công nghiệp chip bán dẫn sang khu vực châu Á. Tuy nhiên, sau đó họ bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của ngành chip bán dẫn và muốn duy trì sự độc lập trong việc sản xuất loại linh kiện này.
Tôi đoán rằng trong tương lai các công ty sẽ ngày càng tập trung xây dựng năng lực độc lập của mình trong việc sản xuất chip bán dẫn. Việt Nam có lẽ cũng sẽ hướng tới xu hướng này.
Chỉ có một số ít quốc gia nắm trong tay các công nghệ chủ chốt về chip bán dẫn, bởi các nước này được thừa kế kinh nghiệm từ những phát minh sáng chế trước đó, sau đó họ tiếp tục phát triển chúng để đảm bảo không ai có thể sao chép được các sản phẩm này.
Ở hoạt động sản xuất thông thường, chúng ta có thể sử dụng một số công cụ để tiến hành thử nghiệm, lắp ráp... nhưng đối với những quy trình sản xuất tiên tiến hơn, như những kiến trúc sử dụng để thiết kế vi mạch, đây là một thách thức ở cấp độ hoàn toàn khác.
Cần rất nhiều thời gian, chi phí, tri thức chuyên môn để phát triển một con chip. Để đạt được những công nghệ tiên tiến nhất, lại càng cần nhiều nỗ lực hơn nữa và nhiều thách thức hơn. Càng đi sâu vào ngành này, độ khó của thách thức sẽ càng lớn.
Đối với việc thiết kế các vi mạch, đơn vị sản xuất cần phải có đủ quy mô, kỹ năng để sản xuất ra một con chip. Độ phức tạp cao là lý do ngành chip bán dẫn rất khó tiếp cận và hiện không có mấy công ty hay sản phẩm mới trong lĩnh vực này.
Với bối cảnh địa chính trị thế giới phức tạp như hiện tại, ngành công nghiệp chip bán dẫn sẽ có thay đổi như thế nào trong tương lai?
Ông Daniel-Lin: Về góc độ kinh doanh, ở một mức độ nào đó, tôi nhận thấy Trung Quốc đang tìm cách tự cung cấp đủ tất cả các thiết bị, linh kiện họ cần thay vì phụ thuộc vào các nhà sản xuất của nước khác. Trung Quốc muốn độc lập, tự làm các con chip bán dẫn của mình. Điều này cũng tốt thôi. Những công ty chip như chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị, nhưng đối với người dùng cuối, họ không cần lo lắng quá nhiều về điều đó.
Việt Nam rất muốn tham gia vào lĩnh vực chip bán dẫn. Với kinh nghiệm của mình, theo ông các doanh nghiệp Việt nên bắt đầu như thế nào?
Ông Daniel Lin: Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào khâu sản xuất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn. Tuy nhiên, đừng bắt đầu với những quy trình quá phức tạp và tiên tiến. Chúng ta không thể ngay lập tức làm công việc đó.
Thay vì vậy, hãy bắt tay vào những thứ đơn giản trước. Ví dụ như thiết kế vi mạch, xây dựng nhà máy, các phòng thử nghiệm, quy trình đóng gói... Khi chúng ta đã đi qua những bước đó rồi, chúng ta có thể tăng dần cấp độ lên.
Để tham gia vào chuỗi cung ứng chip bán dẫn, cần phải có một quy trình bền vững. Chúng ta nên khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào lĩnh vực kỹ thuật, vừa phát triển khâu sản xuất, cũng vừa hình thành năng lực thiết kế cho riêng mình.
Tôi tin rằng sẽ có cơ hội cho Việt Nam, chúng ta sẽ có bước nhảy vọt nếu làm tốt mảng sản xuất và có những thiết kế mang tính đổi mới sáng tạo. Khi đó, Việt Nam có thể trở thành một mắt xích tốt trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu.
Theo ông đâu là những mắt xích trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn mà Việt Nam có thể tham gia?
Ông Daniel-Lin:Chúng tôi đã làm việc với Bộ TT&TT và một số doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào ngành sản xuất chip bán dẫn.
Khi nói về thiết kế vi mạch (IC Design), đây là một chủ đề rất sâu, trong đó có nhiều vấn đề khác nhau, từ thử nghiệm, máy tính cấp độ cao, thiết kế frontend, thiết kế backend... Tôi nghĩ thiết kế, đóng gói và các dịch vụ phần mềm là lĩnh vực mà Việt Nam có thể làm tốt để đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với những thành phần khác liên quan đến CPU, GPU... đây là những mục tiêu thách thức hơn do liên quan đến các công nghệ rất sâu.
Trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, chúng ta có thể bắt đầu với việc thiết kế các sản phẩm phần cứng trước. Chúng ta cần đến nhiều nhà sản xuất cho từng module khác nhau, các đơn vị phát triển giao diện, phần mềm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật... Khi chia đầu việc ra như vậy, quá trình phát triển sản phẩm sẽ trở nên đơn giản hơn, chi phí vì thế cũng sẽ rẻ hơn.
MediaTek có ý định mở nhà máy và các trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam không?
Ông Daniel Lin: Chúng tôi cũng đã nghĩ về ý tưởng mở các trung tâm R&D để nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại Việt Nam và đang cân nhắc về điều này. Chắc chắn trong kế hoạch dài hạn, MediaTek sẽ mở trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Vấn đề chỉ là thời điểm mà thôi.
Cuối năm ngoái, chúng tôi đã có một tổ công tác sang Việt Nam để tìm hiểu về các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Dự định này không dễ để có thể thực hiện luôn chỉ trong 1-2 năm, nhưng nó nằm trong kế hoạch dài hạn của chúng tôi. MediaTek sẽ làm và sẽ làm được điều đó.
Việt Nam có dân số trẻ, cùng với đó là vị trí địa lý đặc biệt. Đây chính là những lợi thế của Việt Nam mà chúng tôi hướng đến. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm các đối tác tại Việt Nam để mở nhà máy sản xuất chip và các xưởng đúc.
MediaTek làm thuần về thiết kế vi mạch nên không thể mở luôn các xưởng sản xuất hay nhà máy mà cần phải hợp tác với các đối tác. Chúng tôi không thể nào làm một mình được mà muốn hợp tác với nhiều đối tác hơn nữa để mở rộng chuỗi cung ứng.
Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn?
Ông Daniel Lin: Hiện có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn.Tại Singapore, chúng tôi đã làm việc với các trường đại học để tuyển dụng từ sớm, thế nhưng rất khó thu hút được nhân tài làm việc trong lĩnh vực này. Vấn đề tương tự cũng diễn ra ở Đài Loan. Chúng tôi đi tuyển dụng nhiều nhưng chẳng mấy ai ứng tuyển cả bởi nguồn nhân lực tại đó không đủ.
Với lĩnh vực thiết kế vi mạch, lương của các kỹ sư rất tốt nhưng để đào tạo tốn rất nhiều thời gian. Tại trung tâm nghiên cứu, phát triển của chúng tôi ở Singapore, có hàng nghìn người đang làm việc. Chúng tôi muốn mở rộng quy mô nhưng gặp không ít thách thức.
Ở Việt Nam hiện có 20 công ty làm việc trong lĩnh vực IC Design với khoảng 5.000 kỹ sư thiết kế. Với động lực và sự hỗ trợ từ Chính phủ, Việt Nam có thể đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn. Khi đó, các công ty chip bán dẫn sẽ có thêm lý do để mở trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại Việt Nam.
Cảm ơn những chia sẻ của ông.
FPT sẽ hiện thực hóa giấc mơ chip bán dẫn Make in Việt NamFPT đang thiết kế, sản xuất 3 dòng chip nguồn và đã có hợp đồng cung ứng chip đầu tiên. Đây là bước đi góp phần thực hiện giấc mơ bán dẫn của nhiều thế hệ người Việt Nam.本文地址:http://game.marimbapop.com/news/24a297595.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。