【tỷ lệ kèo 789】Hơn 95% đại biểu Quốc hội tán thành phê chuẩn Hiệp định EVIPA
EVFTA và EVIPA - Thành công lớn của Việt Nam | |
EVFTA và EVIPA mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU | |
EVIPA giúp Việt Nam cân bằng thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia |
Chủ nhiệm Ủy an Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình |
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVIPA, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Việc phê chuẩn Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 370 tỷ USD, nhưng khu vực châu Âu chỉ khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỷ USD. Việc phê chuẩn Hiệp định giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại, công nghệ mới và công nghệ sạch từ các nước châu Âu.
Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội cũng phân tích những khó khăn, thách thức và đặt ra yêu cầu cải cách thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.
“Có ý kiến cho rằng cần chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền đến các doanh nghiệp để khai thác các lợi thế mà Hiệp định mang lại. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp thu, bổ sung vào Kế hoạch triển khai Hiệp định”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói.
Về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định, ngày 20/5/2020, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định.
Đến ngày 25/5/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được 358 ý kiến, trong đó có 349 ý kiến đồng ý hoàn toàn với dự thảo, 9 ý kiến tham gia về nội dung và kỹ thuật văn bản.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giải trình việc ban hành hai Nghị quyết riêng phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư là hai điều ước quốc tế độc lập có nội dung, phạm vi điều chỉnh, điều kiện có hiệu lực và hình thức áp dụng khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội ban hành hai Nghị quyết riêng để phê chuẩn hai Hiệp định theo đề nghị của Chủ tịch nước và Chính phủ.
Có ý kiến cho rằng, các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3.57 của Hiệp định đã đủ rõ, chi tiết, có thể áp dụng trực tiếp và đề nghị không ban hành Nghị quyết riêng của Quốc hội hay sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự để thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Theo Tờ trình của Chủ tịch nước, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ, trừ các quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3.57 của Hiệp định, nội dung còn lại của Hiệp định đã đủ rõ, đủ chi tiết để áp dụng trực tiếp.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan được giao hướng dẫn chi tiết việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định, Nghị quyết của Quốc hội là hình thức văn bản quy phạm pháp luật phù hợp nhất để thực hiện các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3.57 của Hiệp định.
"Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Tờ trình của Chủ tịch nước, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ về hình thức áp dụng Hiệp định", Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói.
Có ý kiến đề nghị điều chỉnh khoản 2, Điều 2 dự thảo Nghị quyết, bỏ nội dung chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định mang lại do chỉ phù hợp với Hiệp định Thương mại tự do.
Cùng với Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Bảo hộ đầu tư đem lại nhiều lợi ích về thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước thành viên Liên minh châu Âu, tạo cơ hội cho nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường châu Âu. Hiệp định cũng tạo ra khuôn khổ pháp lý cho phép Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam đưa tranh chấp ra giải quyết khi quyền lợi bị xâm phạm.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: "Để phát huy hiệu quả trong việc thực hiện Hiệp định đòi hỏi quan tâm vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như dự thảo”.
Ngoài các nội dung nêu trên, có ý kiến đề nghị điều chỉnh khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, bổ sung các biện pháp để hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp với nhà đầu tư mà phía Việt Nam là bị đơn vào Kế hoạch thực hiện Hiệp định.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, thể hiện như trong dự thảo Nghị quyết và đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung nội dung này trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Hiệp định.
(责任编辑:Cúp C2)
- Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- Soi kèo phạt góc FC Nurnberg vs Arsenal, 0h ngày 14/7
- Khách không còn chen lấn mua hàng Black Friday, cửa hàng hết cảnh 'thất thủ'
- Soi kèo phạt góc Seychelles vs Zambia, 20h ngày 11/7
- Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hóa thương mại điện tử
- Soi kèo phạt góc Rosenborg vs Tromso IL, 22h ngày 16/7
- Đảo Ngọc bội thu giải thưởng tại World Travel Awards lần thứ 31
- Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- Soi kèo phạt góc Turun Palloseura vs Jaro, 22h30 ngày 14/7
- Soi kèo phạt góc Oster vs Skovde AIK, 0h ngày 15/7
- Mã khách hàng VCB Digibank là gì?
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- Thái Bình thu hút hơn 353 triệu USD vốn FDI vào các khu công nghiệp
- Soi kèo phạt góc Mỹ vs Panama, 6h30 ngày 13/7
- Thu giữ hơn 2.000 'túi mù' đồ chơi độc hại của trẻ em
- Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng