【ket qua attalanta】Cận kề chính vụ thu hoạch vải thiều, Bắc Giang vẫn lo nhất khâu tiêu thụ
Vải thiều Hải Dương lên kệ siêu thị Singapore,ậnkềchínhvụthuhoạchvảithiềuBắcGiangvẫnlonhấtkhâutiêuthụket qua attalanta giá 120.000 đồng/kg | |
Thực hiện luồng xanh với nông sản xuất khẩu thu hoạch chính vụ | |
Vải thiều Bắc Giang lần đầu “phủ sóng” cả 5 sàn thương mại điện tử |
Khi vải thiều thu hoạch rộ, Bắc Giang tính đến phương án tiêu thụ nội địa 70%, xuất khẩu 30%. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, với quyết tâm giúp người dân tiêu thụ vải thiều an toàn, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp, ngăn chặn không để dịch bùng phát ở vùng trồng vải tập trung. Hiện, Lục Ngạn được xác định là vùng sạch bệnh Covid-19, không có F0, những ca F1 được đưa đi cách ly tập trung ngay lập tức, còn những đối tượng F2, F3 được giám sát nghiêm ngặt.
Ông Ngô Văn Liên, Giám đốc Hợp tác xã vải thiều Cầu Đền (thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn) cho biết, Hợp tác xã hiện có 13 hộ thành viên, với 50ha vải thiều theo tiêu chuẩn Global GAP, quy trình chăm bón theo đúng quy trình, sắp thu hoạch. Dự kiến, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn của hợp tác xã khoảng 400 tấn.
“Hiện, đã có nhiều doanh nghiệp đến đăng ký mua vải, với giá khoảng 28.000 – 30.000 đồng/kg. Nhờ canh tác theo tiêu chuẩn GlobalGAP nên chất lượng vải thiều của Hợp tác xã Cầu Đền cao nhất từ trước đến nay, lại có doanh nghiệp đăng ký bao tiêu nên bà con nông dân rất yên tâm về đầu ra dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp”, ông Liên thông tin thêm.
Báo cáo với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT và tỉnh Bắc Giang về các giải pháp tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vải thiều trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 mới đây, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian gần đây, việc tiêu thụ vải tương đối thuận lợi vì sản lượng còn ít.
Vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cơ bản thuận lợi. Tỉnh Bắc Giang cũng đã chủ động thành lập 2 tổ công tác lên Lào Cai, Lạng Sơn để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu vải thiều.
Tuy nhiên, điều tỉnh Bắc Giang lo nhất là từ ngày 10/6, vào chính vụ thu hoạch vải thiều với sản lượng lên đến 140.000 tấn. Ước tính, mỗi ngày có đến 10.000 - 20.000 tấn vải thiều cần được tiêu thụ ra khỏi tỉnh vào thời điểm thu hoạch rộ.
"Đầu vụ, việc xuất khẩu vẫn thuận lợi nhưng khi thu hoạch rộ, chúng tôi tính đến phương án tiêu thụ nội địa 70%, xuất khẩu 30%. Bắc Giang mong muốn Chính phủ, các bộ ngành tháo gỡ, các cơ quan truyền thông hỗ trợ tuyên truyền để mở rộng thị trường nội địa cho trái vải thiều, đặc biệt là thị trường phía Nam tạo nền tảng bền vững cho những năm tiếp theo", ông Thái nói.
Theo ông Thái, hiện tỉnh Bắc Giang đang gặp hai cái khó. Một là phương tiện vận chuyển vì nếu vận chuyển vào thị trường phía Nam phải có container, bảo quản lạnh nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải e ngại. UBND tỉnh đã mời Hiệp hội vận tải vào cuộc, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ Bắc Giang vận chuyển tiêu thụ vải thiều.
Cái khó thứ 2 khiến lãnh đạo tỉnh Bắc Giang trăn trở là các chốt trạm của các tỉnh. Mỗi lần xe của tỉnh Bắc Giang qua các chốt, trạm lại yêu cầu kiểm tra, xuất trình giấy tờ, xét nghiệm nhanh Covid-19 nên kéo dài thời gian chờ đợi. Nếu qua mấy chục trạm từ Bắc vào Nam thì thời gian bảo quản, tiêu thụ vải thiều không đảm bảo.
"Việc bố trí phương tiện tỉnh có thể lo được nhưng để các phương tiện vận chuyển vải thiều đi qua chốt trạm thuận lợi, đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển nông sản của Bắc Giang qua trạm nếu đáp ứng đủ các yêu cầu", ông Thái nhấn mạnh.
Ngày 5/6/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 789/CĐ-TTg về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất…), bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc cách ly y tế đúng đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Y tế, Công an, Công Thương rà soát việc tổ chức hoạt động vận tải đi, đến nơi có dịch đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch và sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp quá mức cần thiết gây ách tắc hoạt động vận tải và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, tiêu thụ, cung ứng hàng hoá giữa địa phương có dịch và các địa phương khác… |
相关文章
Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
XEM CLIP:Ngày 21/7, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đang truy tìm n2025-01-13President Trần Đại Quang meets with voters in HCM City
President Trần Đại Quang meets with voters in HCM CityJuly 08, 2017 - 10:012025-01-13PM meets Dutch top legislators, concluding Netherlands visit
PM meets Dutch top legislators, concluding Netherlands visitJuly 12, 2017 - 15:002025-01-13VN, Laos advised to tackle renewal issues
VN, Laos advised to tackle renewal issuesAugust 02, 2017 - 09:012025-01-13Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
Ngày 22-12, giới chức Nigeria thông báo 22 người đ&a2025-01-13- PM hopes for stronger VN-Tanzania trade, investment tiesAugust 03, 2017 - 10:002025-01-13
最新评论