【lịch thi đâu bóng đá việt nam】Xây dựng Hòa Bình (HBC) vẫn loay hoay với phương án phát hành cổ phiếu
Xây dựng Hòa Bình (HBC) vẫn loay hoay với phương án phát hành cổ phiếu
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã HBC - HOSE) tiếp tục có sự điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong kỳ họp ĐHCĐ bất thường lần 2 vào ngày 17/10.
Tổ chức đại hội cổ đông lần 2
Sau lần Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2023 không thể tổ chức,âydựngHòaBìnhHBCvẫnloayhoayvớiphươngánpháthànhcổphiếlịch thi đâu bóng đá việt nam Xây dựng Hòa Bình lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 vào ngày 17/10, hình thức trực tuyến. Trong đó, danh sách cổ đông tham dự được chốt ngày 27/7.
Nội dung dự kiến trình đại hội bao gồm báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2022, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán; phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ; danh sách thành viên Ủy ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT; sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy chế quản trị nội bộ, quy chế hoạt động của HĐQT và một số vấn đề khác.
Theo tài liệu họp mới công bố, doanh nghiệp sẽ phát hành tổng cộng tối đa 274 triệu cổ phiếu. Trong đó, tối đa 54 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ và tối đa 220 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ.Với phương án hoán đổi nợ, đối tượng phát hành là nhà cung cấp, nhà thầu phụ, nhà sản xuất. Giá phát hành 12.000 đồng/cp, nghĩa là mỗi 12.000 đồng nợ hoán đổi thành 1 cổ phiếu phổ thông phát hành thêm. Cổ phiếu phát hành mới bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Với phương án chào bán riêng lẻ, đối tượng phát hành là nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không quá 100 người theo luật định. Giá phát hành ủy quyền cho HĐQT quyết định nhưng không thấp hơn 12.000 đồng/cp. Doanh nghiệp kỳ vọng huy động 2.640 tỷ đồng cho mục tiêu bổ sung vốn kinh doanh hoặc thanh toán các khoản nợ.
Cổ phiếu phát hành riêng lẻ này sẽ bị hạn chế 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.
Đây là lần thứ 3 trong năm doanh nghiệp trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu. Tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên diễn ra cuối tháng 6, HĐQT đã trình và được cổ đông thống nhất thông qua với tỷ lệ 100% phương án chào bán tối đa 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh, hoán đổi nợ, thanh toán khoản nợ vay. Giá phát hành không thấp hơn 12.000 đồng/cp và không thấp hơn thị giá tại thời điểm ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư.
Chưa đầy 1 tháng sau, doanh nghiệp triển khai họp bất thường trình phương án mới. Ban lãnh đạo giữ nguyên số lượng chào bán tối đa 274 triệu đơn vị nhưng phân thành chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 167 triệu cổ phiếu (chia làm 2 đợt lần lượt 120 triệu và 47 triệu cổ phiếu) và 107 triệu đơn vị hoán đổi nợ.Vào ngày 26/8 công ty đã tổ chức họp bất thường. Mặc dù ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT xin cổ đông nán lại 30 phút để chờ thêm cổ đông tham gia nhưng vẫn bất thành. Chỉ có 458 cổ đông, đại diện cho 43,3% số cổ phần có quyền biểu quyết không đủ điền kiện tổ chức theo quy định.
Trong lần tổ chức thứ 2 ngày 17/10 tới đây, doanh nghiệp có sự thay đổi trong phương án, khối lượng phát hành hoán đổi nợ giảm từ 107 triệu đơn vị xuống 54 triệu đơn vị, khối lượng phát hành riêng lẻ tăng từ 167 triệu đơn vị lên 220 triệu đơn vị. Tổng khối lượng cổ phiếu chào bán không thay đổi 274 triệu đơn vị.
Khó khăn về dòng tiền, hoạt động kinh doanh
Sự loay hoay trong phương án chào bán cổ phiếu của Xây dựng Hòa Bình diễn ra khi doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền, hoạt động kinh doanh.
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2022, doanh nghiệp lỗ khủng 2.567 tỷ đồng, nửa đầu năm lỗ tiếp 711 tỷ đồng. Bên cạnh yếu tố thị trường thì việc phải trích lập hàng trăm tỷ đồng cho các khoản phải thu và chi phí lãi vay tăng cao cũng dẫn đến khoản lỗ lớn của doanh nghiệp.
Tổng lỗ lũy kế tính đến 30/6 là 2.813 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ 2.741 tỷ đồng. Nếu không có sự cải thiện trong nửa cuối năm hoặc không tăng vốn được, doanh nghiệp sẽ đối diện với án hủy niêm yết trên HoSE.
Tại thời điểm cuối quý II, doanh nghiệp có 13.876 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 1.718 tỷ đồng so với đầu năm. Tài sản tập trung ở khoản phải thu với 9.091 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 2.480 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, Hòa Bình có khoản phải trả người bán ngắn hạn lớn 4.241 tỷ đồng, nợ vay hơn 5.200 tỷ đồng.Với tình hình tài chính như trên, đơn vị kiểm toán đánh giá có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Đồng thời, tại ngày phát hành soát xét bán niên, doanh nghiệp có các khoản nợ vay đã quá hạn, một số đã được ngân hàng đồng ý gia hạn và một số khác đang thương thảo.