Theủđộngcácphươngánphòngvệthươngmạtỷ số sydneyo thống kê của Bộ Công thương, nhờ công tác phối hợp xử lý giữa các bộ ngành, trong 2 năm 2019 và 2020, Việt Nam đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp (kể cả đối với một số mặt hàng nông sản, thủy sản), duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada…
Công tác áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước cũng được chú trọng đẩy mạnh, đặc biệt đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người nông dân như mía đường, sorbitol…
Vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận điều tra sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với lốp ô tô nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam, là một điển hình. Theo đó, DOC xác định biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe của Việt Nam ở mức 0 - 22,3%. Bộ Công thương đánh giá, đây là kết luận rất tích cực khi các DN được xác định không bán phá giá, cho thấy sự chủ động tham gia của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với vụ việc.
Kết quả này cũng mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi các đối tác khác (cùng bị điều tra chống bán phá giá) đã bị DOC áp thuế chống bán phá giá sơ bộ ở mức cao, từ 13,25% - 98,44%.
Đại diện Bộ Công thương cho biết, trong năm 2021, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” của Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu, chủ động phòng ngừa, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước./.
Quang Huy