当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【du doan bong da chinh xac nhat】Tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng chưa được như kỳ vọng 正文

【du doan bong da chinh xac nhat】Tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng chưa được như kỳ vọng

2025-01-11 01:39:16 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:284次
Tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng chưa được như kỳ vọng

PV:Ông đánh giá như thế nào về tăng trưởng của Việt Nam từ đầu năm đến nay?

Tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng chưa được như kỳ vọng
Ông Nguyễn Bá Hùng

Ông Nguyễn Bá Hùng:Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng so với mục tiêu đề ra.

Một trong những nguyên nhân lớn là sự sụt giảm xuất nhập khẩu. Việt Nam là một nền kinh tế rất mở nên chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới rất lớn. Tình hình kinh tế thế giới thời gian qua đã tác động khiến xuất nhập khẩu bị sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 10% và nhập khẩu giảm khoảng 17%, thặng dư thương mại vẫn tốt, trên dưới 15 tỷ USD. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam là doanh nghiệp gia công. Khi kim ngạch xuất khẩu giảm 10% áp lực với người lao động và doanh nghiệp là rất lớn. Điều này cũng thể hiện qua hai chỉ số nội địa là đầu tư tư nhân trong nước và chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh. Chỉ số duy nhất “cõng” tăng trưởng GDP là chi tiêu tiêu dùng.

Khi có sự sụt giảm của nhu cầu xuất nhập khẩu thì việc kích cầu trong nước để duy trì tăng trưởng là rất quan trọng. Sau quý I/2023 tăng trưởng thấp, Chính phủ đã có những chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng tăng tốc. Chính phủ đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy thực hiện chính sách hiệu quả từ sau quý II nên tôi rất hy vọng từ giờ đến cuối năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tốt hơn.

PV:Còn về lạm phát, ông nghĩ sao về chỉ số này của Việt Nam hiện nay?

Ông Nguyễn Bá Hùng: Việt Nam nhập khẩu lạm phát với một số hàng hóa thiết yếu ví dụ như xăng dầu. Khi xăng dầu thế giới tăng thì giá tại Việt Nam cũng tăng và tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tăng. Thời gian vừa rồi, giá dầu thế giới yên ắng trở lại nên giá cả trong nước cũng không bị biến động.

Nhìn chung, lạm phát trong nước thời gian qua thấp là chỉ dấu tốt cho thấy chúng ta vẫn còn dư địa để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Khi lạm phát cao thì lãi suất sẽ cao. Khi lạm phát thấp, chính sách tiền tệ điều chỉnh lãi suất ở mức vừa phải hơn, đồng thời cũng kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư.

PV:Quan sát bức tranh kinh tế Việt Nam, ông có bình luận gì về triển vọng của kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm? ADB dự báo thế nào về con số tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 cũng như năm tiếp theo?

Ông Nguyễn Bá Hùng: Tôi cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam từ giờ đến cuối năm sẽ tốt lên. Chính phủ đã đề ra những phương án thấp là tăng trưởng GDP sẽ đạt 6% trong cả năm 2023. Đánh giá của ADB là GDP cả năm sẽ đạt 5,8%, dựa trên những diễn biến từ đầu năm đến nay của kinh tế Việt Nam cũng như kỳ vọng việc triển khai đầu tư công, các chính sách tài khóa vẫn tiếp tục được quyết liệt và những chính sách này đủ tạo ra được hiệu ứng trong cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng bù đắp lại nửa đầu năm.

Lạm phát năm 2023 được dự báo ở mức 4%

Trong báo cáo vừa công bố, ADB đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8% và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024. Theo ADB, nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo của Việt Nam. Trong khi đó, các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024.

Trong năm 2024, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ có thể tốt hơn năm 2023 với mức tăng trưởng được chúng tôi dự báo khoảng 6,2%. Nhưng hiện nay, biến động của kinh tế thế giới đang rất khó lường. Ở thời điểm hiện tại nhìn vào năm sau thì các dấu hiệu chính của nền kinh tế thế giới như xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu tương đối rõ ràng, biến động lương thực thế giới khi bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga - Ukraine cũng như việc các nước xuất khẩu lương thực hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực cũng tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất khẩu lương thực tốt hơn.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó đang ở thì tương lai. Vì vậy, triển vọng tốt nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn phải theo dõi các diễn biến để có giải pháp chính sách thích hợp.

PV: Vậy theo ông, cần phải lưu ý những gì trong điều hành chính sách tài khóa từ nay đến cuối năm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng?

Ông Nguyễn Bá Hùng: Ưu tiên lớn nhất của chính sách tài khóa là triển khai hiệu quả. Vì vậy từ giờ đến cuối năm, triển khai chi đúng, chi đủ theo những chính sách hiện có. Điều này cần ưu tiên cao và nó sẽ tạo ra tác động tốt đối với kinh tế trong nước.

Về theo dõi điều chỉnh chính sách, một mặt cần thực hiện các biện pháp chính sách ở thời điểm hiện tại thật tốt, đồng thời phải theo dõi thị trường, theo dõi các diễn biến để xem những biện pháp chính sách này có cần phải điều chỉnh gì thêm không. Tôi cho rằng, hiện tại, các biện pháp tài khóa đang thực hiện là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, tác động của chính sách có độ trễ. Cần chú ý theo dõi phản ứng thị trường để xem chính sách đó phù hợp thực tế chưa, nếu quá thì phải điều chỉnh, nếu chưa “tới” thì phải thúc đẩy tiếp.

Trong thời gian từ nay tới cuối năm, vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng và linh hoạt. Ngoài ra, nếu tiếp tục có thêm các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp thì sẽ tốt hơn.

PV:Xin cảm ơn ông!

Cầu nội địa là động lực chính cho tăng trưởng từ nay tới cuối năm

Trả lời câu hỏi đâu là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm, ông Nguyễn Bá Hùng nhận định, động lực của kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm về cơ bản vẫn trông vào cầu nội địa là chính vì cầu xuất nhập khẩu có thể ổn định nhưng nhiều khả năng chưa tăng lại được như mức cũ.

Vì vậy, theo ông Hùng, những giải pháp trước mắt chủ yếu là kích cầu nội địa. Ông cũng đánh giá tích cực về tác động của công cụ ngắn hạn như chính sách giảm thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế với người dân và doanh nghiệp và cho rằng, trong thời gian ngắn thâm hụt ngân sách bất thường một chút là điều không đáng lo.

Ông Hùng cũng cho rằng, bối cảnh hiện nay là thời điểm phù hợp để Chính phủ theo đuổi các biện pháp cải cách dài hạn. Chẳng hạn như hỗ trợ về giáo dục đào tạo để nâng cao kỹ năng cho người lao động tại những khu công nghiệp khi bị giảm việc làm sẽ có nhiều thời gian để đào tạo kỹ năng hơn. Trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn thì Chính phủ có thể dùng giải pháp này là công cụ chính sách tài khóa hỗ trợ cho việc đào tạo công nhân. Đây cũng là cơ hội vừa giải quyết khó khăn trước mắt vừa chuẩn bị cho tương lai khi tình hình tốt trở lại.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ lao động, cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng. Hạ tầng tại Việt Nam vẫn đang rất yếu và thiếu nên nếu tiếp tục tăng cường đầu tư vào hạ tầng, về dài hạn sẽ có tác động rất tích cực cho tăng trưởng. “Những công cụ như vậy đúng thời điểm vừa giải quyết được bài toán trước mắt vừa giải quyết được bài toán lâu dài” - ông Hùng nhấn mạnh.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜