VN-Index giảm nhẹ,âmlýchốtlờivẫnmạnhcổphiếuđiềuchỉnhcảloạket quả trực tiếp bóng đá đầu cơ cũng nguội
Phiên tăng gần 12 điểm hôm qua được hỗ trợ từ diễn biến rất tích cực trên thế giới. Chỉ số DJA đêm qua lập kỷ lục lịch sử mới cùng chỉ số S&P500 khi gói kích cầu 1.900 tỷ USD được thông qua. Tuy nhiên thị trường trong nước mở cửa chỉ tăng nhẹ, sau đó nỗ lực đi lên cũng không dứt khoát. VN-Index đạt đỉnh cao nhất lúc 10h20 cũng chỉ tăng 0,41% so với tham chiếu.
Toàn bộ thời gian còn lại VN-Index trượt giảm. Thậm chí 30 phút đầu phiên chiều chỉ số còn rơi 0,31% dưới tham chiếu. Chốt phiên chỉ số vẫn giảm nhẹ 0,01%. VN30-Index cũng giảm 0,08%, VNMidcap giảm 0,05%. Riêng Vnsmallcap tăng nhẹ 0,18%.
Không chỉ các chỉ số đều giảm, số lượng cổ phiếu giảm giá ở sàn HSX cũng đã tăng lên. Bình quân cứ 1 cổ phiếu giảm giá chỉ có 0,78 cổ phiếu tăng giá. Đây là tương quan xấu đi đáng kể vì hai phiên trước, số cổ phiếu tăng giá đều áp đảo, nhất là tại nhóm cổ phiếu đầu cơ. Hôm nay nhóm vốn hóa nhỏ có chỉ số vẫn tăng, nhưng số mã giảm giá cũng áp đảo. Cụ thể, rổ VNSmallcap có 61 mã tăng giá nhưng tới 95 mã giảm giá.
Tình trạng cổ phiếu giảm nhiều hơn tăng cho thấy có áp lực bán xuất hiện rộng trên thị trường, đẩy nhiều mã mất điểm chứ không riêng gì các blue-chips. Đặc biệt là nhóm VN30 chỉ có 7 mã tăng nhưng tới 16 mã giảm. Các mã lớn mất hoàn toàn sức mạnh, tăng tốt chỉ sót lại VPB tăng 1,71%, HDB tăng 0,95%, SBT tăng 4,85%, VRE tăng 0,87%. Các mã này hầu như không có tác dụng với VN-Index. Ngoài rổ VN30 có GVR tăng 4,75% và SAB tăng 1,14% là đáng kể.
Điều may mắn là những blue-chips giảm cũng không gây sức ép quá nhiều. VNM giảm 0,58%, GAS giảm 1,73%, VCB giảm 0,52%, CTG giảm 0,65% là những cổ phiếu yếu nhất. VIC tham chiếu, VHM chỉ giảm nhẹ 0,1%. Nhìn chung biến động tại VN30 mang tính giằng co là chủ đạo.
Thị trường cũng không chịu sức ép nhiều từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu thuộc VN30 chỉ còn bị bán ròng 189 tỷ đồng, tiếp tục ghi nhận mức giảm đáng kể so với các phiên đầu tuần. Cả sàn HSX cũng chỉ bị rút 243,8 tỷ đồng. Bán không lớn từ khối ngoại cũng là nguyên nhân khiến thị trường giằng co, thay vì giảm rõ rệt.
Thị trường chưa đủ lực đột phá?
Hai phiên liền trước ngày cuối tuần, thị trường đi lên khá tốt và chỉ số VN30-Index thậm chí đứng ngay sát đỉnh cao lịch sử. Niềm hi vọng về kết thúc thời gian đi ngang tích lũy là có cơ sở, tuy nhiên thời điểm để thị trường bùng nổ dường như vẫn chưa tới.
Có nhiều lý do khiến thị trường lặp lại tâm lý bán ngắn hạn tại đỉnh cao cũ. Dòng tiền vẫn chưa cho thấy một sự cải thiện rõ rệt, đặc biệt là tại blue-chips. Rổ VN30 hôm nay lại giảm giao dịch 11% so với hôm qua, chỉ đạt 5.461,2 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản kém nhất kể từ sau Tết. Dòng tiền như vậy vẫn chưa thể hiện sự dịch chuyển trở lại một cách chắc chắn.
Khối ngoại giảm bán ròng là một điều kiện khá thuận lợi, nhưng chỉ là một yếu tố. Quan trọng hơn là dòng vốn trong nước phải mạnh hơn. Cho tới lúc này dường như dòng tiền vẫn đang say sưa ở các mã đầu cơ, thanh khoản tại nhóm này vẫn duy trì ở mức cao, trong khi VN30 lại giảm.
Yếu tố nữa là cả hai quỹ ETF ngoại vẫn chưa tái cơ cấu xong. Phải cuối tuần này quỹ V.N.M mới công bố thông tin đảo danh mục. Cả hai quỹ ngoại sẽ tập trung giao dịch vào tuần tới, nhất là phiên cuối tuần. Trong bối cảnh hệ thống giao dịch đang tắc nghẽn như lúc này, khả năng cao là các quỹ sẽ phải bán rải rác trong phiên, thay vì dồn vào đợt ATC như mọi lần. Vì vậy áp lực bán hứa hẹn sẽ vẫn còn.
Nhà đầu tư cũng nhìn thấy các yếu tố chưa chắc chắn trong cơ hội bùng nổ ngay thời điểm này, nên chọn giải pháp chốt lời ngắn hạn. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại sàn HSX giảm khoảng 3%, trong khi đáng lẽ nên tăng. Rõ ràng là sức cầu còn ngần ngại tại vùng đỉnh cũ.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
13.214 tỷ đồng (-3%) | 595,6 triệu (+2%) | 2.275 tỷ đồng (-12%) | 140,8 triệu (-12%) |
Khánh Nhi