Chí số lạc quan sụt giảm
TheỉsốlạcquancủanhàđầutưChâuÁđanggiảmmạxem ket qua bong da wapo kết quả báo cáo Chỉ số lạc quan nhà đầu tư của Manulife thì những xáo trộn kinh tế vĩ mô từ chính sách kích thích và nới lỏng tiền tệ tại Trung Quốc, Nhật Bản và sự sụt giảm giá dầu đã tác động mạnh mẽ đến Chỉ số lạc quan của các nhà đầu tư cá nhân Châu Á trong quý 4/2014.
Báo cáo chỉ rõ, chỉ số lạc quan nhà đầu tư của cả khu vực Châu Á đã giảm 2 điểm xuống còn 26, chủ yếu là do chỉ số sụt giảm tại các thị trường Indonesia với mức giảm 14 điểm xuống còn 50, Malaysia giảm 8 điểm còn 47, và Hồng Kông giảm 5 điểm còn -10.
Bà Megan Greene, Kinh tế gia Trưởng của Tập đoàn Quản lý Quỹ Manulife cho biết: Chỉ số lạc quan của các nhà đầu tư cá nhân dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố gây tổn hại đến túi tiền của họ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến viễn cảnh việc làm và kinh tế. Các nhà đầu tư ở Indonesia bị choáng váng bởi những áp lực gia tăng từ việc gỡ bỏ trợ cấp giá nhiên liệu và áp lực lạm phát đi kèm. Malaysia, nước xuất khẩu ròng dầu cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh của giá dầu.
Chỉ số lạc quan của các nhà đầu tư Hồng Kông thậm chí còn giảm sâu hơn do sự nhìn nhận bi quan đối với thị trường bất động sản, tiếp tục với mức giảm 9 điểm xuống còn -36. Nguyên nhân là do giá bất động sản cao và nhận định lãi suất sẽ tăng do chính sách neo tỉ giá vào đồng Đô la Mỹ gây nên.
Chỉ số của cả khu vực được bù đắp phần nào nhờ vào chỉ số tăng cao tại Trung Quốc, các nhà đầu tư tại đây lạc quan với chỉ số tăng 14 điểm lên 29, lòng tin của nhà đầu tư đến từ mặt bằng lãi suất giảm, môi trường cho vay lành mạnh và sự tự do hóa sâu hơn của thị trường vốn.
Nhật Bản cũng là thị trường có chỉ số lạc quan tăng với 4 điểm lên 12, nguyên nhân là do chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ và việc Thủ tướng Abe thắng cử vào tháng 12 cùng với kế hoạch cải tổ cơ cấu trong nhiệm kỳ của ông.
Bà Greene cho biết thêm, nguồn cung dư thừa của dầu mỏ cũng như thanh khoản tiền tệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chỉ số lạc quan của các nhà đầu tư và thị trường vào cuối năm 2014.
Lợi nhuận đầu tư dựa nhiều vào vận may
Cũng theo phân tích kết quả của cuộc khảo sát do Manulife thực hiện, vận may đã được công nhận như một công thức đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư châu Á, những người hài lòng về lợi nhuận đầu tư đạt được năm 2014.
Gần một nửa (49%) các nhà đầu tư châu Á hài lòng với kết quả đầu tư năm 2014. Nhà đầu tư Indonesia và Philippines là những người hài lòng nhất, lần lượt ở mức 81% và 76%, trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản lại ít hài lòng hơn (31%)…
Trong số những nhà đầu tư hài lòng với lợi nhuận đạt được, có 54% nhà đầu tư ở Indonesia dựa hoàn toàn vào vận may trong khi con số này ở Philippines là 42% và Nhật Bản là 38%...
Ông Michael Dommermuth, Trưởng Khối Quản lý tài sản khu vực châu Á, của Tập đoàn Quản lý quỹ Manulife cho biết: "Dựa vào vận may thông thường là một chiến lược đầu tư có rủi ro cao. Sau nhiều năm tương đối ổn định tại nhiều thị trường trên toàn cầu, sự không ổn định về lãi suất, những căng thẳng địa chính trị, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc và khả năng tiếp tục suy thoái của khu vực euro hiện nay cho thấy sự bất ổn có thể tiếp tục trở lại trong năm 2015. Vận may sẽ không đủ để bảo vệ các nhà đầu tư trước các rủi ro của thị trường trong thời gian tới".
Ông Peter Warnes – Trưởng nhóm Giải pháp Đầu tư Quốc tế của Tập đoàn Quản lý Quỹ Manulife cho biết: Giải pháp đầu tư đa dạng hóa các loại tài sản có thể giúp nhà đầu tư năm 2015 giảm bớt các thiệt hại do các diễn biến không mong đợi từ thị trường, đồng thời có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn hoặc thậm chí còn có thể tạo ra dòng thu nhập thường xuyên./.
Hồng Chi