【truc tiep bong keo nha cai】Tăng cường công tác khám, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-09 23:54:44 评论数:

VHO - Cục Quản lý Khám,ăngcườngcôngtáckhámđiềutrịvàkiểmsoátlâynhiễmbệnhsởtruc tiep bong keo nha cai chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tăng cường công tác khám, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi - ảnh 1
Nhiều địa phương tổ chức tiêm phòng sởi cho trẻ (ảnh minh hoạ)

Công văn cho biết, trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, như tại TP.HCM, UBND Thành phố đã công bố dịch Sởi trên địa bàn (theo Quyết định số 3547/QĐ-UBND ngày 27.8 của UBND TP.HCM), số người bệnh sởi đến khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh tăng nhanh, nhất là tại các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Nhi, bệnh viện Sản-Nhi, bệnh viện Bệnh truyền nhiễm/bệnh nhiệt đới…

Thực hiện Công điện số 116/TTg ngày 14.11 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi, ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người bệnh, người nhà, nhân viên… về phòng, chống bệnh sởi: như tình hình bệnh dịch hiện nay, dấu hiệu, triệu chứng, phòng lây nhiễm...

Các cơ sở, đơn vị tổ chức phân luồng người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Bố trí khu khám riêng cho người bệnh sởi hoặc người nghi mắc sởi. Tổ chức tập huấn và triển khai thực hiện Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được Bộ Y tế ban hành. 

Bộ Y tế đề nghị chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.  Thực hiện tốt việc phân loại, thu dung, cách ly, điều trị theo quy định nhằm hạn chế lây lan, tử vong.

Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám chữa bệnh và công tác dự phòng. Thực hiện báo cáo Bộ Y tế về bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Trước đó, ngày 28.11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận gần 5 ngàn ca bệnh sởi, 5 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số ca bệnh sởi cao hơn 111 lần.

Một số địa phương có số ca mắc sởi cao như: TP.HCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk… Đáng lưu ý, có nhiều trẻ mắc sởi khi chưa đủ 9 tháng tuổi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Tổ chức Y tế thế giới đã viện trợ cho Việt Nam hơn 1,1 triệu liều vaccine sởi. Bộ Y tế đã phân bổ cho các địa phương để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi.

最近更新