【lịch thi đấu u17 châu âu】Bán là đúng!

时间:2025-01-10 23:43:00 来源:Empire777
Bán là đúng!

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ việc bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại một số DNNN thuộc Bộ và cho thuê khai thác cơ sở hạ tầng sân bay.

Trước hết,ánlàđúlịch thi đấu u17 châu âu sau khi thoái 51% vốn nhà nước tại Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) hồi đầu năm 2014 không thành, Chính phủ đã ra quyết định “bán đứt” toàn bộ Vinamotor. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc và Nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài cũng đã được đề nghị cho một số DN thuê khai thác dài hạn…

Đó là những tin có thể gây “sốc” với không ít nhà quản lý và doanh nhân. Đã có những câu hỏi được đặt ra như: Công nghiệp ôtô là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế, nếu “bán đứt” Vinamotor thì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước có còn không? Các cảng hàng không cũng là lĩnh vực kinh doanh quan trọng, việc cho DN không phải của nhà nước thuê khai thác dài hạn có bảo đảm nguyên tắc “kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo”?...

Những câu hỏi nêu đó được đặt ra là tất yếu, nhất là với những ai đã và đang “nặng lòng” với nguyên tắc “doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chủ đạo” và những người đã gắn bó với DNNN trong nhiều năm. Song, phân tích kỹ hơn từ hiện tại và tương lai của các DNNN, xu thế tất yếu của việc tái cơ cấu DNNN, có thể kết luận rằng, việc “bán” đó là hoàn toàn đúng.

Chẳng hạn, tiền thân là doanh nghiệp cơ khí của Bộ GTVT, có thâm niên 51 năm kể từ khi thành lập, từ năm 2003, Vinamotor ra đời và được định hướng

là doanh nghiệp nòng cốt nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp ôtô tại Việt Nam. Song, Vinamotor chỉ lựa chọn phân khúc sản xuất, lắp ráp, kinh doanh dòng xe khách, xe buýt cỡ lớn (trên 29 chỗ ngồi), xe tải trên 10 tấn, kinh doanh thêm cả vận tải, thương mại, với vốn nhà nước đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Còn việc sản xuất các dòng xe cao cấp như Toyota, Honda, BMW... đối với Vinamotor vẫn còn là “ước mơ xa vời”. Ngay cả với dòng xe thuộc phân khúc được lựa chọn, Vinamotor cũng chưa bao giờ chiếm lĩnh được thị trường. Do vậy, Vinamotor đã và sẽ không thể trở thành DN chủ lực nhằm định hướng cho sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Vinamotor được đánh giá là không mạnh về sản xuất, lắp ráp, yếu kém về quản trị. Do đó, kết quả kinh doanh luôn luôn là “bức tranh màu xám”. Vinamotor có 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 14 công ty con, 19 công ty liên kết và hai công ty liên doanh. Các công ty làm ăn có lãi trong danh sách mà Vinamotor công bố hầu hết là các công ty liên doanh, liên kết, vốn góp của Vinamotor dưới 50%. Các công ty con mà Vinamotor nắm phần vốn chi phối, chỉ có 6/14 công ty có lãi rất khiêm tốn và một số công ty có số lỗ hàng ngàn tỷ đồng.

Việc cho các DN không phải của nhà nước thuê khai thác dài hạn, ngoài việc nhà nước thu ngay được một khoản tiền để đầu tư cho những công trình khác cấp thiết hơn, còn có ý nghĩa phá thế độc quyền đã ngự trị nhiều năm nay trong lĩnh vực hàng không. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng.

Từ đó, nếu duy trì và đưa Vinamotor thành doanh nghiệp chủ lực của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, chắc chắn nhà nước phải “bơm” cho doanh nghiệp này hàng nghìn tỷ đồng, phải làm lại từ đầu từ tổ chức bộ máy, cơ chế quản trị và con người. Và, cũng không có gì bảo đảm rằng, Vinamotor sẽ biến “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam” thành hiện thực.

“Bán” Vinamotor, nhà nước thu hồi được một số tiền lớn đã đầu tư không hiệu quả trong nhiều năm qua và chính thức chuyển giao việc định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cho nhà đầu tư thực sự theo “mệnh lệnh” của thị trường. Chắc chắn rằng, khi đã mua Vinamotor, nhà đầu tư sẽ có chiến lược kinh doanh, phát triển DN trong sự cạnh tranh nóng bỏng của thị trường, không phải là những bản chiến lược ra đời trong phòng máy lạnh như đã có lâu nay.

推荐内容