【tỷ số trận dortmund】TS. Lê Đăng Doanh khuyên DN Việt nên học tập Israsel

时间:2025-01-24 22:35:14来源:Empire777 作者:Thể thao

Chuyên gia kinh tế,êĐăngDoanhkhuyênDNViệtnênhọctậtỷ số trận dortmund nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh đã chia sẻ như vậy với phóng viên TBTCVN bên lề Hội thảo “Vai trò doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

* Mức độ đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Mỗi quốc gia đều có tiềm năng và lợi thế riêng, quốc gia nào nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhanh và bền vững. Trong quá trình hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh của một quốc gia quyết định quốc gia đó thu hút được đầu tư nước ngoài như thế nào, quốc gia đó có thể tăng trưởng được bao nhiêu, các DN trong nước có thể mở rộng được thị phần đến đâu… là điều hết sức quan trọng.

Các DN là “tế bào” cấu thành của nền kinh tế, do đó, khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào của nền kinh tế đó “ốm yếu”.

Le_Dang_Doanh

Ông Lê Đăng Doanh

Ví dụ: Thụy Sỹ, Singapore… là một trong những nước có năng lực cạnh tranh quốc gia cao nhất, bởi vậy, thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả, nền kinh tế và cộng đồng DN trong nước được hưởng lợi nhiều.

* Vai trò của DN được định vị như thế nào trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế, thưa ông?

- Các DN là “tế bào” cấu thành của nền kinh tế, do đó, khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào của nền kinh tế đó “ốm yếu”. Vì vậy, sức cạnh tranh của các DN là một trong những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia và cộng đồng DN quyết định quốc gia đó mạnh hay yếu, giàu có hay không giàu có...

Nỗ lực của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh xét cho cùng là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DN phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉ quyết tâm của Chính phủ mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các DN.

* Vậy ông đánh giá như thế nào về năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)?

- Việt Nam đã bắt đầu có những công ty, tập đoàn lớn vươn ra thế giới, tuy nhiên những DN này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Còn lại đa số DN đặc biệt là DNNVV Việt Nam vẫn “ốm yếu” nên năng lực cạnh tranh rất yếu. Những điểm yếu lớn nhất của DN Việt Nam là hạn chế về công nghệ, năng lực quản trị kém, đặc biệt yếu về tính chuyên nghiệp và tiềm lực tài chính, thiếu một chiến lược kinh doanh dài hạn…

Tôi thấy phải học tập Israsel, nước Israsel là nước bé nhưng tỷ lệ DN lớn. Đặc biệt, Israsel có hai hiện tượng được thúc đẩy mạnh mẽ là: phổ biến “Vi-rút lập doanh nghiệp” và “Chào mừng sự thất bại”. Những chủ trương đó đã khuyến khích, thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh và chấp nhận thất bại của doanh nhân để nỗ lực tìm đến thành công và tạo nên sức mạnh cho DN.

DN Việt Nam nên có những tư duy thay đổi như vậy thì mới phát triển “khỏe mạnh” và là "lực đẩy" đóng góp được cho nền kinh tế đất nước.

* Việt Nam sắp tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và nhiều Hiệp định kinh tế thương mại trong khu vực và trên thế giới, vậy DN đặc biệt là DNVVN Việt Nam phải có sự chuẩn bị như thế nào để tận dụng được những cơ hội này, cũng như có một cơ thể "khỏe", thưa ông?

- Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới sâu rộng hơn. Năm 2015, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Hiện Việt Nam đang chuẩn bị kết thúc đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các đối tác chủ chốt như EU, Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakstan; đồng thời nỗ lực thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP).

Các liên kết kinh tế đa tầng này với luật chơi mới và mức độ mở cửa thị trường sâu rộng vừa tạo ra không gian phát triển mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và DN.

Hội nhập kinh tế càng sâu, sân chơi càng rộng thì cạnh tranh càng quyết liệt, do đó các DN phải chủ động tìm hiểu về những cơ hội, thách thức của hội nhập thông qua các hiệp hội, cơ quan chức năng,...

Đặc biệt, các DN phải tìm hiểu thị trường, tìm cách liên kết hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của cả cộng đồng DN, bởi kinh doanh nhỏ lẻ, đơn độc sẽ thất bại không chỉ trên trường quốc tế mà ngay tại “sân nhà”.

* Xin cảm ơn ông!

Thiện Trần (thực hiện)

相关内容
推荐内容