游客发表
Hướng dẫn doanh nghiệp thụ hưởng chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp | |
Nhiều doanh nghiệp mở rộng đầu tư,Ảnhhưởu23 iran vs đón cơ hội hậu Covid | |
Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid -19 |
Việc phải ngừng hoạt động khiến Bến xe miền Tây ôm lỗ lần đầu tiên sau hơn chục năm niêm yết. Ảnh: ST |
Lần đầu báo lỗ
Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) cho biết, tình hình dịch Covid-19 phức tạp tại các tỉnh phía Nam đã khiến cho việc bán hàng của công ty gặp nhiều khó khăn, lưu thông hàng hóa giảm mạnh. Do đó, doanh thu trong quý 3/2021 của công ty giảm 21% so với cùng kỳ năm 2020, xuống mức chỉ 1.033 tỷ đồng. Đầu ra đã khó, đầu vào cũng chật vật vì chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí nhập khẩu vật tư cùng tăng cao. Mặt khác, để đảm bảo sản lượng sản xuất, công ty đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” nên chi phí tăng. Do đó, tỷ trọng giá vốn trên doanh thu của công ty tăng từ mức 80% trong quý 3/2020 lên 92% trong quý này.
Một thống kê của Công ty chứng khoán BSC cho thấy, tính đến ngày 22/10 đã có 246 DN niêm yết trên 2 sàn công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021, tương ứng tỷ lệ 32% tổng số DN niêm yết của 2 sàn. Điểm đáng chú ý là sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ khi có tới 53% DN tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước và 17,4% DN thua lỗ. Sự phân hóa dự báo sẽ còn mạnh hơn trong thời gian tới khi có thêm các DN công bố thông tin kết quả kinh doanh. |
Kết quả, Casumina lỗ hơn 28 tỷ đồng trong quý 3/2021 – ghi nhận quý thua lỗ đầu tiên kể từ khi công ty bắt đầu niêm yết vào năm 2009. Không chỉ thua lỗ, dòng tiền kinh doanh của Casumina cũng ghi nhận mức âm gần 475 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2021. Nguyên nhân là do hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn tăng mạnh. Trong đó, giá trị hàng tồn kho của công ty tăng gần 22%, lên mức 1.625 tỷ đồng.
Trong cuộc họp với các chuyên viên phân tích chứng khoán gần đây, ban lãnh đạo Công ty CP Nhựa Bình Minh đã chia sẻ khoản lỗ sau thuế 26 tỷ đồng trong quý 3/2021, đây là khoản lỗ đầu tiên trong lịch sử của công ty. Theo đó, doanh thu trong kỳ giảm 53% do sản lượng tiêu thụ giảm 59% so với cùng kỳ năm 2020 do việc giãn cách xã hội ở hầu hết các tỉnh miền Nam. Các nhà máy của Nhựa Bình Minh chỉ hoạt động 20-30% công suất trong giai đoạn phong tỏa, hiệu suất hoạt động thấp làm tăng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, chi phí quản lý liên quan đến việc công nhân làm việc “3 tại chỗ” cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
Việc giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phía Nam cũng khiến cho sản lượng tiêu thụ của Công ty CP Xi măng Hà Tiên giảm mạnh trong quý 3/2021. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ xi măng trong kỳ giảm 55% khiến cho doanh thu giảm 48%, xuống mức 1.039 tỷ đồng. Thêm vào đó, giá các nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng như than, dầu, thạch cao đều tăng mạnh trong khi công ty chưa tăng được giá bán xi măng. Kết quả, Xi măng Hà Tiên lỗ ròng 20 tỷ đồng trong quý 3/2021 – quý đầu tiên thua lỗ trong suốt 8 năm trở lại đây của công ty.
Không chỉ các DN sản xuất, mà các đơn vị trong lĩnh vực y tế cũng không thoát khỏi cảnh thua lỗ dưới tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, Công ty CP Bệnh viện tim Tâm Đức vừa ghi nhận quý đầu tiên thua lỗ sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên sàn. Cụ thể, doanh thu của DN này giảm chỉ còn 1/3, dù đã cắt giảm lương nhân viên nhưng vẫn không bù đắp nổi các chi phí khác. Ngoài các chi phí cố định ở mức cao, còn có các chi phí phát sinh cho các phương tiện phòng hộ, khử khuẩn chống dịch… Theo đó, Bệnh viện tim Tâm Đức lỗ ròng 13 tỷ đồng trong quý 3/2021. Theo bác sĩ Đỗ Văn Bửu Đan, Tổng giám đốc bệnh viện, tình hình tài chính hiện còn rất nhiều khó khăn, dự kiến năm 2021 chỉ đạt hơn 20% so với kết quả hoạt động năm 2020.
Đóng băng vì giãn cách
Việc thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trong hầu hết thời gian của quý 3/2021 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN rơi vào tình trạng “đóng băng”. Điển hình như tại Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), phần lớn các cửa hàng kinh doanh phải tạm đóng cửa trong quý 3/2021 theo quy định về giãn cách xã hội, đặc biệt là khu vực TPHCM. Điều này khiến cho doanh thu thuần trong kỳ giảm 78%, chỉ đạt 877 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế âm gần 160 tỷ đồng, đây cũng là quý đầu tiên PNJ có kết quả lợi nhuận âm kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2009.
Công ty CP Bến xe miền Tây cũng có quý thua lỗ đầu tiên sau hơn chục năm lên sàn, với lỗ ròng hơn 7 tỷ đồng trong quý 3/2021. Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, nguyên nhân của khoản lỗ này là do dịch Covid-19 khi công ty phải ngừng hoạt động và chỉ nhận trông giữ xe hai bánh, thu phí dịch vụ xe ra vào bến chở hàng hóa.
Bên cạnh những trường hợp lần đầu “nếm mùi” thua lỗ kể trên, mùa báo cáo tài chính quý 2/2021 cũng ghi nhận những khoản lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của nhiều DN. Cụ thể, Công ty CP dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco), 2 chi nhánh tại TPHCM phải đóng cửa suốt quý 3/2021 và 2 chi nhánh tại Hà Nội cũng đóng cửa đến ngày 21/9/2021 mới mở cửa kinh doanh trở lại. Theo đó, toàn bộ hoạt động kinh doanh của Haxaco bị đóng băng trong suốt thời gian này. Trong khi công ty vẫn phải gánh các chi phí về khấu hao, chi phí lương và các chi phí cố định khác trong suốt thời gian đóng cửa. Theo đó, Haxaco lỗ ròng 33 tỷ đồng – mức lỗ kỷ lục theo quý kể từ khi DN này niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tương tự, nhiều DN khác cũng ghi nhận những khoản lỗ kỷ lục tính theo quý như Công ty CP Nước giải khát Chương Dương lỗ 18 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng số 9 (Vinaconex 9) lỗ 76 tỷ đồng…
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接