当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi kèo tottenham vs aston villa】Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi 73 văn bản kiểm tra chuyên ngành

【soi kèo tottenham vs aston villa】Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi 73 văn bản kiểm tra chuyên ngành

2025-01-10 21:04:02 [Thể thao] 来源:Empire777

trang 5

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành chậm được đơn giản hóa gây khó cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Tuy nhiên,ộTàichínhđềnghịsửađổivănbảnkiểmtrachuyênngàsoi kèo tottenham vs aston villa đến nay thủ tục KTCN đang gây bức xúc cho doanh nghiệp (DN) bởi hệ thống văn bản phức tạp, chậm được sửa đổi, không theo kịp yêu cầu cải cách của Nghị quyết 19/NQ-CP.

Rà soát các văn bản

Trong tháng 7, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thực hiện rà soát 87 văn bản quy định về quản lý chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 2026/QĐ-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chuyên ngành và KTCN đang còn hiệu lực.

Trên cơ sở cuộc tổng rà soát, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi tới 11 bộ, ngành đề nghị chỉ đạo quyết liệt triển khai việc rà soát sửa đổi, bổ sung 73 văn bản liên quan đến quản lý chuyên ngành và KTCN trong quý IV/2016, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát hải quan - Tổng cục Hải quan cho hay, đây là những văn bản không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục XNK và cho cả cơ quan hải quan.

Nhiều bộ chậm trễ

Ông Ngô Minh Hải cho biết, Bộ NN&PTNT là đơn vị có số văn bản cần sửa đổi, bổ sung nhiều nhất với 27 văn bản. Trong đó, yêu cầu đặt ra đối với hầu hết các văn bản thuộc bộ này là tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, miễn, giảm kiểm tra thực tế.

Chẳng hạn Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm tra thực vật nhập khẩu (NK), Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật NK, hay Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản… Nhóm văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung quy trình lấy mẫu đối với lô hàng có khối lượng lớn để giảm thời gian, chi phí kiểm tra; áp dụng quản lý rủi ro; điện tử hóa và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia trong đăng ký và trả kết quả kiểm tra.

Cũng theo ông Hải, Bộ Y tế có 9 văn bản cần bổ sung sửa đổi. Điển hình như: Văn bản hướng dẫn thực hiện Điều 38 của Luật An toàn thực phẩm yêu cầu đối tượng phải kiểm tra quá nhiều, trong đó có cả hàng quà biếu, quà tặng và yêu cầu kiểm tra cả hàng tạm nhập tái xuất, mà bản chất loại hàng hóa này là quá cảnh không tiêu dùng ở Việt Nam.

“Các văn bản hướng dẫn KTCN trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Bộ Y tế chậm được bổ sung, sửa đổi. Quyết định 818 về danh mục KTCN của Bộ Y tế ban hành từ năm 2007, để thực hiện Pháp lệnh an toàn thực phẩm. Đến nay Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực với nhiều đổi mới, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành văn bản thay thế. Do đó, cơ quan hải quan và DN vẫn phải thực hiện theo quy định cũ, có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế...”, ông Hải nói.

Trong danh sách 73 văn bản về quản lý KTCN, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung, có 11 văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Trong đó, rất nhiều quy trình, quy định cần sửa đổi bổ sung vì đang gây cản trở cho hoạt động XNK.

Đáng lưu ý là Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may cần làm rõ một số quy định để tránh có cách hiểu khác nhau như: Khái niệm và kiểm tra hồ sơ “là kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ với lô hàng”, nghĩa là vẫn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Một quy định khác của Bộ Công thương làm DN bức xúc, đó là thủ tục dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện và Quyết định 78/2013/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục và lộ trình phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015 DN không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

“DN phản ánh rằng, 1 container hàng về phát sinh thêm mấy chục triệu đồng để dán nhãn năng lượng thì làm sao cạnh tranh với hàng tiểu ngạch…”, ông Ngô Minh Hải chia sẻ.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành thực hiện việc sửa đổi số văn bản KTCN thuộc trách nhiệm quản lý trong quý IV năm 2016 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Bộ NN&PTNT 27 văn bản; Bộ Công thương 11 văn bản; Bộ Khoa học và Công nghệ có 7 văn bản; Bộ GTVT 7 văn bản; Bộ Xây dựng 4 văn bản; Bộ TT&TT 2 văn bản; Bộ TNMT 3 văn bản; Bộ Công an 1 văn bản; Bộ Quốc phòng 1 văn bản.

Bảo Châu - Ngọc Linh

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读