【nhận định nhật】Hỗ trợ doanh nghiệp giao thương trên nền tảng số

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:07:32 评论数:
Sản phẩm OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

Phát biểu khai mạc diễn đàn,ỗtrợdoanhnghiệpgiaothươngtrênnềntảngsốnhận định nhật Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương Lại Việt Anh cho biết, doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất khu vực. Do đó, TMĐT không chỉ phát triển ở đô thị mà còn mở rộng đến vùng sâu, vùng xa nhờ hệ thống giao hàng phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ doanh nghiệp giao thương trên nền tảng số
Phiên toạ đàm giữa diễn giả và doanh nghiệp tại diễn đàn. Ảnh: Hải Anh
Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, TMĐT và chuyển đổi số, từ đó cải thiện quản trị và năng lực cạnh tranh.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của TMĐT và công nghệ số như vậy, bà Lại Việt Anh khẳng định, diễn đàn là không gian kết nối cho các doanh nghiệp đa dạng trong lĩnh vực sản xuất, TMĐT, phân phối, thương mại, xuất nhập khẩu quốc tế, công nghệ và cung cấp giải pháp chuyển đổi số – từ quy mô lớn đến nhỏ.

Hỗ trợ doanh nghiệp giao thương trên nền tảng số
Sản phẩm trà Yên Bái được quảng bá tại diễn đàn. Ảnh: Hải Anh

Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra hai phiên tọa đàm tập trung vào các chủ đề phát triển thị trường TMĐT nội địa và xuất khẩu thông qua TMĐT xuyên biên giới. Trong đó, các phiên thảo luận tại tọa đàm nhấn mạnh vào việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng của TMĐT tối ưu hóa cơ hội phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tài chính số và TMĐT như Shopee, TikTok, Vietnam Post và BIDV cùng đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên tham gia trao đổi về những giải pháp và thách thức trong lĩnh vực, mang tới cho những góc nhìn đa chiều, những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về tiềm năng và thách thức của TMĐT xuyên biên giới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế.

TMĐT không chỉ là cầu nối giúp hàng hóa địa phương tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mà còn hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất địa phương, thương mại điện tử mở ra cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng trên cả nước, không còn phụ thuộc vào kênh bán hàng truyền thống hoặc địa lý.

最近更新