您的当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua c1 dem qua】Chỉ số lòng tin tiêu dùng Mỹ cải thiện bất chấp lạm phát cao 正文

【ket qua c1 dem qua】Chỉ số lòng tin tiêu dùng Mỹ cải thiện bất chấp lạm phát cao

时间:2025-01-09 23:37:33 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Nhập khẩu từ Mỹ, Volkswagen Teramont “chốt” giá 2,349 tỷ đồngHải quan phát hiện gần 200.000 túi xách ket qua c1 dem qua

Nhập khẩu từ Mỹ,ỉsốlòngtintiêudùngMỹcảithiệnbấtchấplạmpháket qua c1 dem qua Volkswagen Teramont “chốt” giá 2,349 tỷ đồng
Hải quan phát hiện gần 200.000 túi xách nhập khẩu nghi giả mạo xuất xứ Việt Nam
Ba cách thức huy động tài chính để tái thiết đất nước sau đại dịch
Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ và các vấn đề đáng quan tâm
Chi so long tin tieu dung My cai thien bat chap lam phat cao hinh anh 1
Cửa hàng hạ giá sản phẩm tại New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khảo sát mới nhất của Đại học Michigan (UM) vừa được công bố ngày 1/10 cho hay chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên 72,8 trong tháng Chín, từ mức 70,3 của tháng Tám, nhưng vẫn nằm dưới mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát là 88,3 ghi nhận hồi tháng 4/2021.

Theo khảo sát của UM, tỷ lệ các hộ gia đình dự kiến sẽ có sự cải thiện về tài chính trong một năm đã giảm xuống còn 30% vào tháng Chín, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016; và tỷ lệ hộ gia định có điều kiện tài chính thuận lợi trong năm năm tới giảm xuống 44%, mức thấp nhất trong bảy năm. Mức tăng trưởng thu nhập hộ gia đình dự kiến đạt 1,5%/năm vào tháng Chín.

Nhà kinh tế Richard Curtin của UM, phụ trách cuộc khảo sát trên, nhận định trong năm tháng qua, người tiêu dùng Mỹ lo ngại hơn nhiều về tình trạng lạm phát gia tăng và tốc độ tăng lương chậm, cũng như tác động tiêu cực của chúng đến mức sống của họ.

Trong khi đó, sự thiếu hụt nguồn cung và chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa tiếp tục khiến hoạt động tại các nhà máy của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn. Tuy vậy, hoạt động sản xuất của nền kinh tế số một thế giới vẫn tăng trưởng trong tháng Chín.

Cuộc khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố ngày 1/10 cho hay, chỉ số sản xuất của Mỹ đứng ở mức 61,1% vào tháng trước, cao hơn mức dự kiến của các nhà phân tích và ghi dấu tháng thứ 16 liên tiếp chỉ số này nằm trên ngưỡng 50%, báo hiệu đà tăng trưởng.

Chỉ số việc làm tăng 1,2 điểm phần trăm, quay trở lại mức tăng trưởng 50,2%, tuy nhiên số đơn đặt hàng mới không đổi ở mức 66,7% và sản lượng công nghiệp giảm nhẹ xuống 59,4%, do hoạt động giao hàng của các nhà cung cấp chậm lại.

Báo cáo cùng ngày của Bộ Thương mại Mỹ cho hay chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã tăng trong tháng 8/2021, nhưng chi tiêu được điều chỉnh theo lạm phát yếu hơn so với dự kiến, qua đó củng cố nhận định rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong quý 3/2021, khi số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ, đã phục hồi với mức tăng trưởng 0,8% trong tháng Tám, sau khi ghi nhận mức giảm 0,1% sau điều chỉnh trong tháng Bảy. Tỷ lệ lạm phát vẫn cao trong tháng 8/2021 làm tăng nguy cơ chi tiêu của người tiêu dùng bị đình trệ trong quý 3 năm nay, ngay cả khi hoạt động chi tiêu đẩy mạnh hơn nữa trong tháng Chín.

Hoạt động tiêu dùng của Mỹ trong tháng Tám được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu mua hàng hóa (tăng 1,2%), phản ánh sự gia tăng chi tiêu cho thực phẩm và đồ dùng gia đình, cũng như các mặt hàng giải trí, bù đắp cho sự sụt giảm chi tiêu cho ôtô, giữa bối cảnh sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu khiến sản lượng ôtô giảm. Chi tiêu cho dịch vụ tăng 0,6% trong tháng 8/2021, được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng cao đối với nhà ở, tiện ích và chăm sóc sức khỏe.

Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan tại New York, vẫn kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ thông báo bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu vào cuộc họp đầu tháng 11 tới, ngay cả khi triển vọng tăng trưởng kinh tế đang trở nên u ám hơn.