当前位置:首页 > La liga

【số liệu thống kê về al-nassr gặp al ettifaq】Việt Nam đã đơn giản hóa các thủ tục thuế

TheệtNamđãđơngiảnhóacácthủtụcthuế<strong>số liệu thống kê về al-nassr gặp al ettifaq</strong>o Doing Business 2020, Việt Nam là một quốc gia có tính cạnh tranh quốc tế

Theo Doing Business 2020, Việt Nam là một quốc gia có tính cạnh tranh quốc tế trong bức tranh về thuế.

Một điều rất đáng khen ngợi là Chính phủ Việt Nam đã thiết lập một định hướng chính sách đơn giản hóa các thủ tục quản lý và thu thuế.

Việt Nam đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận

Bình luận về xếp hạng chỉ số nộp thuế của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường kinh doanh - Doing Business 2020, ông Dean Rolfe đánh giá cao sự nâng điểm và nâng hạng của chỉ số này. Theo đó, tổng mức thuế suất của Việt Nam là 37,6% trong năm 2020 (37,8% trong năm 2019), trong khi tổng mức thuế suất bình quân toàn cầu (đối với tất cả các nền kinh tế) năm 2019 là 40,4%. Ông Dean Rolfe cho rằng, như vậy, Việt Nam đã ghi điểm quá tốt trên bình diện quốc tế và dưới mức bình quân toàn cầu. So sánh với một số nước châu Âu năm 2019: Pháp có tổng mức thuế suất là 60,4%, Đức là 49%... Khi so sánh với các nước láng giềng trong khu vực, Việt Nam đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.

Về thời gian nộp thuế, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong 5 năm qua về thủ tục kê khai và nộp thuế, đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về chỉ số này. Ví dụ, năm 2020, tổng thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế giả định là 384 giờ so với 498 giờ vào năm 2019. Tuy khi so sánh với các chỉ số toàn cầu và khu vực, Việt Nam đạt điểm không cao, nhưng đây thực sự là một bước cải cách đột phá và những thay đổi trong tương lai đối với việc tự động hóa quy trình khai thuế và nộp thuế sẽ giúp Việt Nam cải thiện vấn đề này tốt hơn nữa. “Rõ ràng là Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể để cải thiện kết quả của mình và các dữ liệu đã chứng minh Việt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt bậc. Quy định về nộp tờ khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử và nhiều nền tảng thanh toán tích hợp hơn đã góp phần vào sự thành công của Việt Nam” - ông Dean Rolfe nhận định.

Theo ông Dean Rolfe, thách thức mà các chính phủ trên toàn thế giới phải đối mặt là làm thế nào để thu thuế một cách hiệu quả và không tạo ra gánh nặng tuân thủ không công bằng cho người nộp thuế. Với thách thức này, một điều rất đáng khen là Chính phủ Việt Nam đã thiết lập một định hướng chính sách đơn giản hóa các thủ tục quản lý và thu thuế. Việc áp dụng hóa đơn điện tử sắp tới cũng sẽ hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng cách cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh thường xuyên xảy ra và lặp đi lặp lại. Điều này sẽ hỗ trợ tăng hiệu suất cho nền kinh tế và được kỳ vọng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đánh giá về tác động từ sự cải thiện của chỉ số nộp thuế trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam, ông Dean Rolfe cho biết, theo Doing Business 2020, Việt Nam là một quốc gia có tính cạnh tranh quốc tế trong bức tranh về thuế. Cụ thể, chi phí thuế tại Việt Nam tương đối thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Chi phí thuế thấp này sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là khi kết hợp với chi phí lao động thấp và khoảng cách địa lý của Việt Nam với Trung Quốc và phần còn lại của Đông Nam Á. Điều kiện thuế thuận lợi cùng với các hiệp định thuế quốc tế gần đây sẽ có lợi cho Việt Nam trong dài hạn.

Tiếp tục cải thiện hoạt động quản lý thuế

Trả lời câu hỏi của TBTCVN về giải pháp cải thiện hơn nữa chỉ số nộp thuế, ông Phan Hoài Nam - Giám đốc khối tư vấn thuế của Công ty KPMG Việt Nam (chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn và pháp lý) cho rằng, nếu pháp luật về thuế không được đầu tư kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo, hay không được quản lý hiệu quả, thì sẽ dẫn đến sự mất ổn định và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư. Việt Nam đang có những bước cải tiến khá tốt trong hoạt động quản lý thuế; đặc biệt có tiến bộ lớn với việc phát triển các tiêu chí rủi ro để xác định người nộp thuế có rủi ro cao để xem xét việc thanh tra, kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, việc đổi mới không ngừng hệ thống phần mềm quản lý thuế, phân tích dữ liệu và báo cáo theo thời gian thực có thể đem lại lợi ích cho Chính phủ thông qua việc giảm chi phí quản lý hành chính về thuế.

BIEU DO T4

Ông Nam cho rằng, một trong những thách thức mang tính hệ thống lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt chính là luật thuế được soạn thảo tập trung, nhưng được quản lý cục bộ. Việt Nam hiện đang có hệ thống quản lý thuế mang tính chất địa phương hóa thông qua 63 cơ quan thuế cấp tỉnh. Do vậy, việc có một số văn bản hướng dẫn thuế cấp tỉnh đôi khi tạo ra thiếu nhất quán. Những vấn đề tương tự cũng phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế do cách diễn giải luật có thể khác nhau giữa các cơ quan thuế.

Theo ông Nam, vấn đề này có thể dễ dàng được giải quyết, khi Tổng cục Thuế trở thành cơ quan chịu trách nhiệm duy nhất đối với một quy trình tập trung trong việc ban hành công văn hướng dẫn (và thay thế công văn của cục thuế cấp tỉnh). Cụ thể, công văn cá biệt có thể được gửi đến từng người nộp thuế dựa vào từng trường hợp cụ thể. Công văn này được bảo mật và chỉ cho phép người nộp thuế đó truy cập. Các công văn khác có thể được ban hành và công khai rộng rãi để hướng dẫn những vấn đề mang lợi ích cho nhiều người nộp thuế. Quy trình xử lý tập trung có thể đảm bảo mang lại nhiều tính thống nhất hơn và có thể tạo ra một hệ thống thuế công bằng và minh bạch hơn.

Cũng theo ông Nam, lĩnh vực cải cách tiếp theo có thể mang lại sự cải thiện đối với chỉ số nộp thuế của Việt Nam chính là đơn giản hóa luật thuế. Một trong số các ý tưởng có thể được thực hiện chính là gộp tất cả các loại thuế liên quan đến tiền lương, tiền công như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong một quy trình kê khai và nộp thuế duy nhất. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian kê khai và nộp thuế, đồng thời giảm gánh nặng chi phí quản lý mà người nộp thuế phải chịu. Điều này cũng giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế, dẫn đến giảm chi phí đối với việc thu thuế…

Thảo Miên

分享到: