当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo mu vs wolverhampton】“Canh lửa” mùa khô 正文

【soi kèo mu vs wolverhampton】“Canh lửa” mùa khô

2025-01-25 20:38:30 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:692次

Phòng là chính

Với diện tích hơn 82.000 ha,soi kèo mu vs wolverhampton Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm) trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước; trong đó, diện tích thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước hơn 4.300 ha. Vườn quốc gia Cát Tiên được đánh giá cao về tiềm năng đa dạng sinh học với hàng ngàn động, thực vật bậc cao, quý hiếm. Hiện trạng rừng chủ yếu là rừng tự nhiên (lá rộng thường xanh, tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa) và rừng trồng. Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên Nguyễn Thanh Long cho biết: Những tháng mùa khô, nhất là ngày nắng nóng, nguy cơ cháy rừng luôn cảnh báo từ cấp III trở lên. Địa bàn rộng, phức tạp, diện tích quản lý, bảo vệ lớn trong khi lực lượng kiểm lâm “mỏng”, nên công tác PCCR luôn vất vả và căng thẳng, phải hoạt động 24/24 giờ. Ngoài thực hiện nhiệm vụ PCCR ban ngày, lực lượng kiểm lâm còn phải tuần tra ban đêm để ngăn chặn người dân ra, vào rừng.

Lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán Vườn quốc gia Cát Tiên trao đổi về các phương án phòng, chống cháy rừng mùa khô

Lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên tuần tra, kiểm soát phòng, chống cháy rừng mùa khô

Cũng theo ông Long, hiện nay tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng, cháy thảm thực vật vẫn còn xảy ra. Đang vào cao điểm mùa khô nên chỉ cần sơ suất nhỏ cũng dễ dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao. Do vậy, đơn vị đã chủ động các tình huống và tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa với quyết tâm bảo vệ an toàn diện tích rừng trong cao điểm mùa nắng nóng năm nay. “Để hạn chế thấp nhất hậu quả do cháy rừng gây ra, Vườn quốc gia Cát Tiên tăng cường phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, quân đội, công an và các đơn vị quản lý rừng, chính quyền địa phương trong PCCR; tăng cường tuần tra, kiểm soát rừng, xác định những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, bố trí tổ lực lượng trực 24/24 giờ; nắm bắt tình hình thời tiết, cấp dự báo cháy rừng thường xuyên để từ đó có biện pháp đối phó kịp thời” - ông Long cho biết.

Không chủ quan với “giặc lửa”

Với diện tích hơn 25.500 ha, trong đó 1.700 ha lồ ô thuần loài, 16.000 ha lồ ô xen gỗ nên Vườn quốc gia Bù Gia Mập rất dễ xảy ra cháy vào mùa khô; trong đó những tháng mùa khô, diện tích rừng đơn vị quản lý luôn đặt cấp cảnh báo cao nhất, cấp V - cấp rất nguy hiểm. Không chỉ thời tiết nắng nóng kéo dài mà nguy cơ cháy rừng còn tăng cao do vào đầu mùa khô, ở khu vực xung quanh lâm phần, bà con thường phát dọn, đốt rẫy điều để thu hoạch; việc sử dụng lửa không cẩn thận khi vào rừng của một số người dân; một số đối tượng xâm nhập rừng để săn bắn, bẫy bắt động vật, khai thác lâm sản, trong quá trình sử dụng lửa không cẩn thận để cháy lan vào rừng; các đối tượng khi bị lực lượng kiểm lâm bắt và xử phạt thì quay lại đốt rừng để trả thù… Ngoài ra, vườn quốc gia có 2 tuyến đường lớn đi qua là quốc lộ 14C và đường tuần tra biên giới, vào mùa khô người dân qua lại khu vực này rất đông, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng rất cao.

Lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán Vườn quốc gia Cát Tiên thực hiện các biện phòng, chống cháy rừng mùa khô

Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa cho biết: “Qua theo dõi, đánh giá trong nhiều năm thì các vụ cháy thường xảy ra ở sâu trong rừng. Khu vực này không có đường giao thông để các phương tiện vào chữa cháy nên công tác chữa cháy chủ yếu bằng biện pháp thủ công, dùng máy thổi gió, phát làm đường ranh cản lửa, khoanh vùng đám cháy. Sau đó sử dụng bình xịt nước, công cụ thủ công dập tắt đám cháy. Quan trọng nhất là phải phát hiện kịp thời, huy động được lực lượng, phương tiện chữa cháy để nhanh chóng khoanh vùng khống chế, dập tắt, không để cháy lan sang các khu vực khác”.  

Nhờ chủ động thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa từ sớm với phương án cụ thể nên từ năm 2018 đến nay, trên lâm phần vườn chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra. Tuy nhiên, không vì thế mà lơ là, chủ quan với “giặc lửa”, PCCR luôn được đơn vị xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng.

 Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập VƯƠNG ĐỨC HÒA


Để PCCR đạt hiệu quả cao nhất, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã chỉnh sửa, hoàn thiện phương án PCCR và giao Hạt Kiểm lâm vườn triển khai thực hiện. Vào những tháng mùa khô, đặc biệt là các ngày nghỉ lễ, Tổ kiểm lâm cơ động và PCCR cùng các trạm kiểm lâm tăng cường tuần tra “canh lửa” tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao như các tiểu khu: 21, 26, 27, 28, 29, khu vực dọc quốc lộ 14C, đường tuần tra biên giới; cử nhân viên thường xuyên trực gác tại chòi canh lửa. Phát dọn 175km đường băng cản lửa theo ranh của vườn; tuyên truyền lưu động công tác PCCR nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của người dân các xã vùng đệm và tổ chức ký cam kết không phát dọn, lấn chiếm, để lửa cháy lan vào rừng.

Ngoài lực lượng nòng cốt, 15 đơn vị nhận khoán phải cử người trực tuần tra PCCR 24/24 giờ trong những tháng mùa khô, mỗi cộng đồng đảm bảo 6 người/ca trực. Các cộng đồng, đơn vị nhận khoán chủ động tự chế công cụ chữa cháy thô sơ, như bàn dập lửa, chổi chà, giao rựa và sẵn sàng dập cháy kịp thời ở cấp độ 1.

 “4 tại chỗ, 4 sẵn sàng”

Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 171.000 ha đất rừng và đất chưa có rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng, trong đó rừng tự nhiên hơn 55.000 ha. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và PCCR luôn được các sở, ngành, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp luôn được duy trì và thực hiện hiệu quả hơn so với những năm trước. Năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 54 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, giảm 16 vụ so với năm 2021. Các vụ việc vi phạm về công tác quản lý, bảo vệ rừng được ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng quy định.

Lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán Vườn quốc gia Bù Gia Mập thực hiện phương án phòng, chống cháy rừng mùa khô

Vào mùa khô, thời tiết Bình Phước hanh khô, nắng nóng diện rộng nên các hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh luôn có nguy cơ cháy từ cấp IV đến cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Do đó, lực lượng kiểm lâm đã tập trung cao độ cho công tác PCCR, bố trí lực lượng và tăng cường tuần tra tại khu vực trọng điểm xác định khả năng cháy rừng cao; tổ chức dọn đường băng cản lửa, tiếp nước vào các bồn, hồ chứa cố định; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng chữa cháy...

Để PCCR đạt hiệu quả cao nhất, các đơn vị giữ rừng trên địa bàn tỉnh cũng như Vườn quốc gia Cát Tiên luôn quán triệt phương châm “phòng là chính, chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để và an toàn” với nguyên tắc “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “4 sẵn sàng” (sẵn sàng lực lượng, sẵn sàng phương tiện, sẵn sàng hậu cần, sẵn sàng chỉ huy). Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên từ đầu năm 2022 đến nay, địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜