【kéo bóng đá hôm nay】8 cặp kỳ phùng địch thủ trong giới công nghệ ngày nay
Dưới đây là 8 cuộc đối đầu khốc liệt và nổi tiếng nhất đang diễn ra trong giới ICT tại thời điểm hiện nay.
1- Thương mại điện tử: Amazon và Jet
Kết thúc năm 2015,ặpkỳphùngđịchthủtronggiớicôngnghệngàkéo bóng đá hôm nay lần đầu tiên Amazon chính thức vượt qua ‘đại gia’ bán lẻ Wal-mart để trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Mặc dù nhiều công ty thương mại điện tử mọc lên như nấm sau mưa, nhưng số đông cuối cùng phải rút lui "không kèn không trống" chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy vậy, "gã khổng lồ" Amazon vẫn giữ vững vị thế hàng đầu của mình trong suốt hơn 20 năm nay, là cửa hàng online bán gần như “mọi thứ”, từ sách, thực phẩm, quần áo, trang sức cho đến đồ điện tử hay dịch vụ tin học…
Cho đến gần đây, một start-up mới nổi đang đe dọa sẽ lật đổ sự thống trị của Amazon. Tuy mới chính thức đi vào hoạt động hồi năm ngoái, Jet.com thu hút được đông đảo lượng người mua hàng do giá thành rẻ hơn hàng hóa ở “đế chế” của Jeff Bezos khoảng 5%. Jet vẫn đang khá khó khăn trong việc hình thành một mô hình kinh doanh bền vững và ổn định, nhưng đến hiện tại họ đã nhận được khoản đầu tư tổng cộng tới hơn 565 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng thần kỳ, chắc chắn Amazon đang phải rất cảnh giác start-up này.
2- Dịch vụ đi nhờ xe ở Trung Quốc: Didi Kuaidi và Uber
Didi Kuaidi là công ty chuyên cung cấp xe taxi và các phương tiện vận chuyển tại Trung Quốc, là kết quả của sự hợp nhất giữa 2 hãng gọi taxi Didi Dache và Kuaidi Dache (lần lượt được chống lưng bởi 2 "ông lớn" internet là Tencent và Alibaba. Mặc dù chỉ giới hạn phạm vi hoạt động ở quốc gia đông dân nhất hành tinh, hiện giá trị của Didi Kuaidi đã lên tới 20 tỷ USD. Mới đây, công ty thông báo đã chính thức có lãi tại hơn 200 trên tổng số 400 thành phố họ cung cấp dịch vụ.
Trong khi đó, dù là start-up trị giá lớn nhất thế giới, và đã cung cấp dịch vụ đi nhờ xe ở 60 quốc gia khắp toàn cầu, Uber Trung Quốc vẫn chưa thể có một chỗ đứng vững chắc tại đây. Được định giá 8 tỷ USD, Uber Trung Quốc đến nay vẫn đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận trong khi vẫn phải trang trải những khoản tiền duy trì hoạt động khổng lồ. Họ phải đối mặt với một thị trường tuy đông dân gấp 4 lần Hoa Kỳ, nhưng có những chính sách và luật lệ phức tạp bậc nhất. Đồng thời, việc tranh giành ngôi vương với Didi Kuaidi – công ty đang sở hữu 80% thị trường chia sẻ xe cá nhân và 99% đối với taxi – khiến Uber tổn thất 1 tỷ USD mỗi năm.
3- Cuộc đua lên không gian: SpaceX và Blue Origin
SpaceX được thành lập năm 2002 bởi tỷ phú thiên tài Elon Musk, với mục tiêu sản xuất tên lửa tái sử dụng để mang hàng hóa lên trạm không gian quốc tế ISS, và hi vọng có thể vận chuyển con người lên Sao Hỏa. Blue Origin là công ty thám hiểu không gian của ông chủ Amazon Jeff Bezos, cũng với mục đích chế tạo tên lửa có thể sử dụng nhiều lần. Tuy Musk và Bezos khá nhiều lần có những phát biểu châm biếm nhau, nhưng thực ra mục tiêu của 2 hãng này hướng đến lại khác nhau khá nhiều.
Tên lửa New Shepard của Blue Origin được thiết kế để đưa hành khách vào không gian ở quỹ đạo quanh Trái đất, sau đó trở về mặt đất ở điểm định trước. Còn Falcon 9 của SpaceX có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa lên không gian, ở những điểm xa hơn nhiều trong vũ trụ. Nếu như SpaceX đã có 1 số hợp đồng với NASA để đưa vệ tinh, tàu không gian lên quỹ đạo, thì Blue Origin cũng có 2 lần phóng thành công New Shepard lên cao hơn 100 km rồi hạ cánh an toàn.
4- Dịch vụ chia sẻ video trực tuyến: YouTube, Facebook và Snapchat
Cách đây 11 năm, YouTube ra đời đã thay đổi mạnh mẽ internet khi cho phép mọi người đều có thể tải lên mạng video cá nhân, khiến cho bất cứ ai cũng có thể trở thành ngôi sao trên thế giới ảo. Ngay khi trở nên nổi tiếng, Google đã nhanh tay mua lại website này với giá 1,65 tỷ USD, và đó luôn được coi là một trong những thương vụ thành công nhất từ trước đến nay của đại gia internet này.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook gần đây ngày càng phát triển mạnh tính năng chia sẻ video, với việc cho phát tự động tất cả các file video khi người dùng lướt trên trang “newfeed” mà bạn bè họ cập nhật. Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin video tự hủy Snapchat cũng đang phát triển với tốc độ thần kỳ và trở nên đáng gờm hơn bao giờ hết đối với 2 “ông lớn” nói trên. Nếu Youtube có hàng tỷ video được xem trực tuyến hàng ngày, thì Facebook cũng có 8 tỷ lượt xem mỗi ngày nếu tính những file video được xem ít nhất 3 giây, và Snapchat cũng chứng kiến con số tương tự đối với dịch vụ của họ.
5- Dịch vụ xem phim số: Netflix và Amazon
Netflix là hãng đi tiên phong trong việc dịch chuyển thị hiếu của người xem phim từ định dạng DVD sang phim số trực tuyến. Dịch vụ streaming video của họ là sự lựa chọn phổ biến của hàng triệu người tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, với kho nội dung phim cực kỳ phong phú từ phim lẻ, phim bộ, show truyền hình, phim tài liệu… Nhiều series phim truyền hình rất ăn khách như “House of Cards”, “Orange is the New Black”, “Jessica Jones”… được chiếu độc quyền trên hệ thống streaming của Netflix.
Đối thủ nặng ký nhất của họ không ai khác lại là Amazon của Jeff Bezos. Năm 2010, tỷ phú tài ba này cho ra mắt xưởng phim trong nhà Amazon Studiuos, chuyên sản xuất các series phim truyền hình, phim điện ảnh và hoạt hình. Nội dung được phân phối trực tuyến qua dịch vụ Amazon Video. Năm qua, lần đầu tiên hãng này đã hái “trái ngọt” khi loạt phim truyền hình hài hước về chủ đề chuyển đổi giới tính “Transparent” thắng lớn ở Golden Globe Awards và Emmy Awards. Tuy Netflix vẫn là thương hiệu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này, Amazon có ưu thế nhiều tiện ích đi kèm khác.
6- Dịch vụ lưu trữ trên nền điện toán đám mây: Amazon và Microsoft
Khi “đại gia” bán lẻ trực tuyến chính thức tham gia “cuộc chơi” cloud computing với nền tảng Amazon Web Services (AWS) hồi 2006, không nhiều người dám nghĩ họ sẽ thu được những thành công lớn như hiện nay. Nhờ có AWS, mọi dữ liệu và ứng dụng của người dùng đều được chạy trên hệ thống máy chủ khổng lồ có tính bảo mật cực cao, giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng tốn kém cho doanh nghiệp. Dịch vụ đang đem lại lợi nhuận hàng tỷ USD mỗi năm này cũng là sự lựa chọn của nhiều hãng công nghệ đình đám, bao gồm cả Netflix, Pinterest hay Tinder.
Giống như Amazon, Microsoft không chỉ tập trung vào duy nhất 1 sản phẩm (Windows). Họ cũng có nền tảng “ảo hóa” đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, tuy hiện vẫn thua khá xa AWS nhưng Azure của “gã khổng lồ” phần mềm cũng đã có nhiều tiếng vang nhất định. Theo Goldman Sachs dự đoán, tới 2017 AWS và Azure sẽ là những cái tên đứng đầu mảng kinh doanh điện toán đám mây, chiếm lĩnh lần lượt 54% và 17% thị trường, tăng mạnh so với con số 39% và 9% đạt được trong năm vừa qua.
7- Ô tô chạy điện: Tesla và Apple
Cho đến nay, xe hơi chạy điện xa xỉ hãng Tesla của Elon Musk luôn là “kẻ thống trị” trên thị trường. Với công nghệ hiện đại vượt trội, ô tô Tesla có thể chạy đến 265 dặm (427 km) sau mỗi lần sạc đầy, trong khi các xe còn lại chỉ chạy được phạm vi dưới 150 km. Thậm chí, xe của hãng này còn có thể tự động cập nhật phần mềm, bổ sung một số tính năng lái tự động một cách hết sức ấn tượng. Elon Musk tuyên bố đến năm 2020, họ sẽ cho ra mắt chiếc ô tô điện có khả năng chạy tới 1200 km chỉ trong 1 lần sạc và được trang bị công nghệ lái tự động hoàn toàn.
Mối đe dọa lớn nhất của Tesla đến từ hãng sản xuất thiết bị di động đình đám Apple. Theo ước tính, có khoảng 600 kỹ sư của hãng mang logo hình trái táo khuyết đang miệt mài làm việc để chế tạo xe hơi chạy điện, trong một dự án kín tên là “Project Titan”. Sự đối đầu giữa 2 hãng công nghệ này trở nên rất ngột ngạt sau khi Apple tuyển dụng vài kỹ sư của Tesla, Musk đăng đàn nhận xét: “Họ rất thích tuyển những người đã bị chúng tôi sa thải. Chúng tôi vẫn thường gọi Apple chỉ là "bãi tha ma" của Tesla mà thôi".
8- Dịch vụ tường thuật thi đấu game trực tuyến: Twitch và YouTube
Thành lập năm 2011, Twitch sở hữu nền tảng truyền hình trực tuyến các trận thi đấu game online hấp dẫn nhất. Nhận thấy thể thao điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với cộng đồng game thủ ngày càng trở nên chuyên nghiệp, “ông lớn” Amazon đã “hớt tay trên” của Google và Yahoo, nhanh chóng mua lại Twitch với giá 970 triệu USD hồi tháng 8/2014. Hiện nay, website này đã thu hút được 100 triệu lượt truy cập đều đặn hàng tháng.
Đối thủ lớn nhất của Twitch chính là YouTube của Google. Với kênh riêng chuyên về truyền tải game, gần đây YouTube đã kêu gọi được khá nhiều game thủ vào thi đấu và ghi hình trên nền tảng mới mẻ của họ. Ưu điểm là giống như khi xem các video truyền thống, người dùng có thể xem lại hoặc bỏ nhanh qua những đoạn họ thấy nhàm chán. Với kinh nghiệm lưu trữ và xử lý lượng video khổng lồ, YouTube có thể mang lại những trải nghiệm tốt cho nhiều người; nhưng cộng đồng Twitch hiện vẫn phát triển rất nhanh và không thể bị đánh bại ở thời điểm hiện tại./.
Ngọc Vũ (theo Business Insider/ Wall Street Journal)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Công bố gói hỗ trợ viễn thông trị giá lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng
- ·Nữ sinh khuyết tật thi lớp 10 được tình nguyện viên cõng vào phòng thi ở Nghệ An
- ·Công ty MS bị truy thu 3,2 tỷ đồng tiền thuế
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Seoul thiết lập hệ thống cảnh báo kiểm soát đám đông dịp Halloween
- ·Số lượng công ty kỳ lân mới trên toàn cầu giảm 80%
- ·Thưởng thức bia hơi mát lạnh, an toàn tại nhà giữa mùa dịch
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Cô giáo bị khiếu nại đánh rớt nhiều học sinh môn Âm nhạc: Phòng GD
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Các quan chức APEC họp bàn thúc đẩy hợp tác hướng tới phục hồi khu vực
- ·Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
- ·Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF Việt Nam
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Sau lùm xùm tăng giá, Bách Hóa Xanh báo cán mốc doanh thu kỷ lục
- ·LHQ đề xuất ngân sách 3,3 tỷ USD cho năm 2024
- ·FAO: Thỏa thuận Biển Đen sụp đổ làm tăng giá lương thực toàn cầu tháng 7
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Chất lượng không khí xấu đi, Mumbai ban hành hướng dẫn cho ngành xây dựng