【số liệu thống kê về kashiwa reysol gặp kashima antlers】Nâng cao chương trình hành động bảo vệ động vật hoang dã

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:28:17

Theângcaochươngtrìnhhànhđộngbảovệđộngvậthoangdãsố liệu thống kê về kashiwa reysol gặp kashima antlerso nghiên cứu cho thấy, 10% thời gian của động vật dành cho biểu diễn, huấn luyện, 90% thời gian còn lại các loài động vật bị xích và nhốt trong lồng, điều này khiến các loài động vật bị tổn thương nghiêm trọng và không thực hiện được các hành vi bản năng tự nhiên.

Cuộc sống “cũi sắt” của động vật hoang dã

Hiện nay, việc buôn bán và vận chuyển động vật hoang dã ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động bởi đây là loài động vật quý hiếm, thậm chí có nhiều loài còn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Không những vậy, ở các rạp xiếc, các loài động vật hoang dã còn không được sống đúng với bản năng của nó khi phải chịu sự điều khiển, chi phối của con người nhằm mục đích mua vui, giải trí.

Bức tranh đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh

Bức tranh đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh "Cuộc sống của Động vật hoang dã trong các rạp xiếc" với chủ đề "Mua vui cho bạn, ác mộng của tôi".

Trong khi đó, động vật hoang dã là loại động vật sống trong môi trường tự nhiên, không chịu sự kiểm soát của con người và không nên thuần hóa. Tiến sỹ Tuấn Bendixsen – Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam bày tỏ: “Ở Việt Nam, động vật hoang dã được nuôi trong các rạp xiếc khá nhiều, việc động vật hoang dã bị ép thực hiện các hành vi bất thường khiến cho phúc lợi của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, lệnh cấm sử dụng tất cả các loài động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc hoặc áp dụng với một số loài động vật nhất định, đã được ban hành toàn quốc tại Trung Quốc, Úc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Hi Lạp, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Pêru… nghệ thuật xiếc thú đang trên bờ vực bị xóa sổ, điều này là một tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam.

Cần nhiều hành động cụ thể để bảo vệ động vật hoang dã

Đánh giá về các chương trình cụ thể của Nhà nước ta về việc bảo vệ động vật hoang dã, giáo sư Đặng Huy Huỳnh – chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước đã đưa ra nhiều chương trình hành động để bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên tính thực thi của các hành động còn yếu. Năm 2014, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định về chiến lược bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học Việt Nam từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, có nghĩa là nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm và chú trọng đến công tác bảo tồn các loại động vật hoang dã. Song đi cùng với quyết định cần có các chương trình hành động cụ thể, một lộ trình vững vàng để có thể thực hiện việc bảo tồn động vật hoang dã một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia”.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh (bên phải) - giám khảo cuộc thi vẽ tranh

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh (bên phải) - giám khảo cuộc thi vẽ tranh "Cuộc sống của động vật hoang dã trong rạp xiếc".

Tổ chức Động vật châu Á hiện nay đang có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để cải thiện chăm sóc động vật, nâng cao chất lượng nuôi động vật hoang dã. Các chuỗi chương trình “Chấm dứt nạn nuôi chó mèo”, “Bảo vệ chó mèo”, “Nâng cao phúc lợi động vật” đang được triển khai nhằm nỗ lực chấm dứt hoàn toàn hoạt động nuôi gấu lấy mật hay lạm dụng đọng vật tại các sở thú, rạp xiếc đồng thời nâng cao phúc lợi cho động vật trong môi trường nuôi nhốt.

Bà Nguyễn Thị Thu Ngân – giám đốc phòng Giáo dục vườn thú Hà Nội cho biết: “Quan điểm của vườn thú đó là làm thế nào để trong một không gian nhỏ hẹp của khu bán hoang dã, các loài thú được sống một cách thoải mái nhất với chế độ ăn tự nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên. Điều kiện vật chất tại khu bán hoang dã cũng đang dần được cải thiện với nhiều đồ chơi, vật dụng giúp các loài động vật không bị nhàm chán. Việc đưa đồ chơi vào vườn thú mới chỉ được thực hiện trong một vài năm trở lại đây, trước đây quan điểm của vườn thú đơn giản là xây dựng chuồng trại phù hợp với tập tính con vật để con vật dễ dàng thích nghi như đặc tảng đá vào chuồng hổ để hổ cào móng vuốt, treo dây thừng vào chuồng khỉ để khỉ leo trèo”.

Được biết các vật dụng trò chơi được đặt trong khu bán hoang dã nhằm khơi lại bản năng vốn có của các loài động vật, giúp chúng duy trì được bản năng vốn có của mình và thích nghi được với môi trường nhân tạo. Các loài động vật khi được tổ chức động vật châu Á cứu hộ sẽ có thời gian 45 ngày để theo dõi và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà có thời gian chữa trị phù hợp trước khi đưa ra khu vực bán hoang dã đề hòa nhập với các loài thú khác.

Những chú gấu được cứu hộ hiện đang sống trong khu bán hoang dã của Trung tâm cứu hộ Gấu tại vườn quốc gia Tam Đảo

Những chú gấu được cứu hộ hiện đang sống trong khu bán hoang dã của Trung tâm cứu hộ Gấu tại vườn quốc gia Tam Đảo

Với mục tiêu hướng tới chấm dứt mọi sự tàn ác đối với động vật tại châu Á, tổ chức Động vật châu Á lên tiếng phản đối việc huấn luyện động vật hoang dã trong các rạp xiếc để phục vụ lợi ích của con người, bởi hành động này làm mất dần bản năng hoang dã của động vật. Ủng hộ dự án của những người trẻ, giáo sư Đặng Huy Huỳnh khen ngợi: “Việc bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam đã góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học chung trên toàn cầu, đặc biệt trong hoàn cảnh biến đối khí hậu hiện nay đây là một hành động không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc”.

Cao Huyền

Tạm giữ vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép 顶: 4踩: 7