Cụ thể,ảnthuthuếxuấtnhậpkhẩuphảinộpvềngânsáchTrungươnhan dinh bong da. tỉnh Bình Dương đề nghị Trung ương điều chỉnh tỷ lệ điều tiết thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh về ngân sách Trung ương (NSTW) là 80%, giữ lại ngân sách địa phương (NSĐP) là 20%.
Bộ Tài chính khẳng định, tỉnh Bình Dương phải thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Theo đó, các khoản thu thuế lĩnh vực xuất nhập khẩu đều là khoản thu NSTW hưởng 100%, để thực hiện các nhiệm vụ chi của NSTW và hỗ trợ các địa phương khó khăn chưa cân đối được ngân sách.
Bình Dương đề nghị các khoản vay, trả chậm, không tính lãi suất (khoảng 2000 tỷ đồng/năm) để xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, cho phép tỉnh được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) gấp đôi tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách tỉnh.
Bộ Tài chính nêu rõ, tại Khoản 3, Điều 8, Luật NSNN quy định: mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Bộ Tài chính ghi nhận đề nghị của tỉnh Bình Dương để nghiên cứu, tổng hợp trong quá trình xây dựng, sửa đổi Luật NSNN theo hướng nâng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động của các địa phương có nguồn thu cao như tỉnh Bình Dương.
Về phát hành TPCQĐP, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Bình Dương thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Khi có nhu cầu huy động vốn thông qua việc phát hành TPCQĐP để đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế- xã hội thuộc nhiệm vụ chi của địa phương hoặc những dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương, UBND tỉnh phải xây dựng đề án phát hành TPCQĐP để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, sau đó gửi hồ sơ đề nghị phát hành TPCQĐP cho Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến trước khi tổ chức phát hành.
Với kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách cho tỉnh Bình Dương được trực tiếp vận động cũng như được Chính phủ chỉ định nhận các nguồn vốn ODA, Bộ Tài chính khẳng định, UBND cấp tỉnh không được trực tiếp vận động để vay vốn ODA mà chỉ được phép vay lại vốn ODA của Chính phủ đã vay trước đó từ nhà tài trợ nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, tại Điều 3, Luật Quản lý nợ công quy định: Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.
Đồng thời, "tại Điều 15, Luật Quản lý nợ công quy định: UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại có vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật NSNN trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định", Bộ Tài chính nhấn mạnh./.
Huyền Trang