您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả giải vô địch quốc gia thụy sĩ】Bài 2: Dấu ấn “nhạc trưởng” của nền kinh tế 正文

【kết quả giải vô địch quốc gia thụy sĩ】Bài 2: Dấu ấn “nhạc trưởng” của nền kinh tế

时间:2025-01-09 23:59:31 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Nghị quyết 12 về doanh nghiệp nhà nước là động lực để vận hành đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền k kết quả giải vô địch quốc gia thụy sĩ

dn

Nghị quyết 12 về doanh nghiệp nhà nước là động lực để vận hành đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.

>> Bài 1: Khúc hoan ca cho nền kinh tế

Trong nhiệm kỳ này,àiDấuấnnhạctrưởngcủanềnkinhtếkết quả giải vô địch quốc gia thụy sĩ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã ban hành các nghị quyết quan trọng định hướng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Các nghị quyết đã định vị lại các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng phát huy năng lực, đưa nền kinh tế phát triển trong sự điều hành của “nhạc trưởng” là Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

PV: Trong nhiệm kỳ này, Trung ương đã ban hành các nghị quyết quan trọng về định hướng phát triển kinh tế, đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương 5 (HNTƯ), có 3 nghị quyết được ban hành cùng lúc. Xin ông cho biết về quá trình ra đời, cũng như vai trò, nội dung quan trọng của các nghị quyết này?

TS. Nguyễn Đức Kiên:Từ năm 2013, trên cơ sở Cương lĩnh 2011 sửa đổi và Hiến pháp 2013, Quốc hội đã ban hành một loạt các luật đi kèm như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp… Sau 5 năm thực hiện, nền kinh tế ở thời điểm 2017 và đầu năm 2018 đã khởi sắc, vượt qua giai đoạn khó khăn trước đó. Tuy nhiên, nhận định nền kinh tế còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa, năm 2017, Trung ương đã tổ chức Hội nghị chuyên đề là HNTƯ lần thứ 5 để bàn tổng thể các vấn đề kinh tế.

kien

TS. Nguyễn Đức Kiên

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành cùng lúc 3 nghị quyết là Nghị quyết 10 về kinh tế tư nhân, Nghị quyết 11 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết 12 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây cũng là bước tiếp tục triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, HNTƯ 5 tập trung sâu hơn vào những lĩnh vực, những vấn đề mà Trung ương nhận định nếu tháo gỡ, xử lý tốt thì sẽ tạo động lực cho đất nước phát triển.

PV: Xin ông nêu một ví dụ, một lĩnh vực cụ thể để thể hiện rõ hơn những vấn đề mang tính toàn diện, tổng thể được nêu trong các nghị quyết đi vào cuộc sống?

TS. Nguyễn Đức Kiên:Như tôi đã nói, để triển khai các nghị quyết chúng ta đã tiến hành sửa các luật, trong đó có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Khi sửa luật, nhiều vấn đề quy định trước đây đã thay đổi hẳn. Chẳng hạn như những yêu cầu của Tổng sơ đồ điện 7, và Tổng sơ đồ điện 7 sửa đổi, quy định rõ là đầu tư nhà máy nhiệt điện ở vị trí nào, do ai đầu tư là Nhà nước chỉ định. Tuy nhiên khi luật được sửa đổi theo Nghị quyết của HNTƯ 5 thì việc đó Nhà nước chỉ còn làm ở mức độ là địa phương được ưu tiên phát triển năng lượng theo hướng này, theo sở cứ khoa học kỹ thuật mà Nhà nước đã đầu tư trước để thực hiện quy hoạch, còn lại ai làm thì Nhà nước không quy định.

Vì vậy, có thực tế là chỉ trong vòng 2 năm, hệ thống điện năng lượng mặt trời được đầu tư với công suất lên đến khoảng 6.000 MW, so với trước là chưa đến 1.000 MW, và từ đó cũng phát sinh vấn đề đường truyền tải.

Nếu chỉ nhìn vào Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân, có thể đánh giá ngay kinh tế tư nhân có nguồn lực dồi dào, triển khai nhanh. Tuy nhiên, phải có Nghị quyết 11 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo đó Nhà nước dùng biện pháp điều chỉnh giá điện mới khuyến khích tư nhân đầu tư. Nếu Nhà nước không ban hành giá mua điện, bán điện và bù lỗ cho điện mặt trời từ thuỷ điện và điện khí, làm sao có thể bán điện với giá như hiện nay cho người dân?

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, một trong những điều quan trọng của hệ thống các nghị quyết này là định vị các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dưới sự điều hành chung của “nhạc trưởng” là Nhà nước. Nhà nước lúc này đứng tách ra khỏi vai trò là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước mà đứng ở vai trò là người quản lý, điều hành rất rõ ràng. Đồng thời khẳng định lại vai trò của hệ thống quản lý nhà nước theo đúng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công bộc của dân.

Đây là một ví dụ điển hình, khách quan, giải thích tại sao Đảng phải thảo luận trong Hội nghị và cùng lúc ban hành 3 nghị quyết. Ví dụ trên cũng cho thấy, phải nhìn nhận đúng đắn, khách quan về hiệu quả của DNNN, vấn đề mà Nghị quyết 12 đặt ra. Giá mua điện của những nhà sản xuất năng lượng tái tạo là 9,35 cent/kWh, gần gấp đôi giá bán 5,2 cent, sau đó xuống còn 7,2 cent/kWh, bao gồm cả điện gió. Như vậy, ai sẽ bù đắp phần chênh lệnh giá, ai đầu tư đưa điện lưới ra các vùng xa xôi, tiền phương của Tổ quốc… Đó là tiền từ thuỷ điện, nhiệt điện, điện khí mà Nhà nước đầu tư, DNNN đang vận hành. Vậy có thể nói DNNN đầu tư kém hiệu quả hay không?

PV: Thưa ông, vậy có thể hiểu vai trò của các nghị quyết như là dấu ấn, là bước hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?

TS. Nguyễn Đức Kiên:Đây là việc triển khai nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền ở đây là Nhà nước không phải điều hành bằng ý chí chủ quan, mà công khai minh bạch quá trình xây dựng văn bản pháp luật để điều tiết xã hội theo mục tiêu chúng ta đã đặt ra. Mục tiêu đặt ra là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để đạt được dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình đó, chúng ta phải tận dụng cả nguồn lực của DN tư nhân, FDI và DNNN. Nghị quyết 10 về kinh tế tư nhân, Nghị quyết 12 về DNNN là 2 động lực nội lực để chúng ta vận hành đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế trên nền hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, như vấn đề Nghị quyết 11 đặt ra. Tuy nhiên, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn bao gồm 2 vấn đề nữa là khu vực FDI và quản lý của nhà nước với thị trường.

PV: Như vậy, đây cũng là lý do mà năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 về định hướng, nâng cao hiệu quả FDI?

TS. Nguyễn Đức Kiên:Sở dĩ có Nghị quyết 50, là bởi sau khi triển khai nhóm 3 nghị quyết trên thì đây đó vẫn có những nhận thức chưa đúng về DN FDI, vẫn còn có những quan điểm là ưu tiên quá nhiều cho các DN FDI và dễ dãi cho việc cấp giấy phép cho DN FDI với công nghệ tầm trung vào Việt Nam. Qua 1,5 năm triển khai nhóm 3 nghị quyết trên của Trung ương, cùng với bối cảnh về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ rất nhanh, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nghị quyết đưa ra vấn đề FDI để đồng bộ với các vấn đề về kinh tế - xã hội trong quá trình định hướng. Nhóm Nghị quyết 10, 11, 12 cùng với Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị chính là tiền đề để chúng ta xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó xác định mốc phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng thì Việt Nam đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.000 – 7.500 USD. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao, GDP bình quân đầu người xấp xỉ 10.000 USD.

PV: Xin cảm ơn ông!

Pháp điển hóa tư tưởng đổi mới của Đảng vào trong luật

Trong các vấn đề được nhấn mạnh tại 3 nghị quyết, không thể tách từng vấn đề, từng Nghị quyết để đánh giá mà phải đặt cả 3 nghị quyết trong cùng một bối cảnh để thấy cái nhìn toàn diện và tổng thể của Trung ương. Trong khi Nghị quyết 10 nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân, thì Nghị quyết 11 đồng thời hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) như là một bước phát triển tiếp. Cùng với đó, Nghị quyết 12 nhìn nhận lại vai trò của DNNN trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá.

3 nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lý, tạo hành lang để cho các cơ quan quản lý nhà nước pháp điển hoá tư tưởng đổi mới của Đảng vào trong luật để Nhà nước điều hành xã hội bằng luật đó. Vì vậy, sau khi có nghị quyết, Chính phủ, Quốc hội đã sửa nhiều luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường... và bắt đầu nghiên cứu sửa Luật Đất đai, hoàn thiện thể chế trong bài toán tổng thể mà Trung ương đã đặt ra.

Hoàng Yến (thực hiện)