【xem kết quả bóng đá hà lan】Ở Đông Ba mà nhớ Đông Ba

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 00:04:32 评论数:

Chợ Đông Ba rộn ràng trong những bức hình của giới trẻ

Đoạn rồi – ý là cái đoạn tôi và lũ bạn còn học chung lớp,ỞĐôngBamànhớĐôxem kết quả bóng đá hà lan có nhiều thời gian rảnh gặp nhau, các chuyến đi rong ruổi sang bên kia chân cầu Trường Tiền để tìm cho mình cái váy, đôi giày hay đơn giản chỉ là ngồi xổm ăn dĩa bánh lọc tôm, mua lon ốc hút mới có dịp diễn ra đều đặn. Giờ mỗi đứa một nơi, tâm hồn ăn uống không còn người sát cạnh nên cũng chênh vênh dữ lắm. Cửa chợ trong, chợ ngoài chắc vẫn không mấy phần thay đổi, thế mà mấy lần chạy ngang cứ thấy lòng bửng lửng rồi vấn vấn, vương vương.

Chắc là vì chợ Đông Ba đã gắn liền với Huế, nên du khách cũng ít nhất phải một lần “đáp” xuống đây để mang một thứ gì đó rồi mới yên bụng ra về, thế là cửa chợ bên hông đường Trần Hưng Đạo mỗi khi có các xe chở khách theo tour dừng lại sẽ luôn là từng đoàn người bước lên, leo xuống. Không kẹo mè xửng thì cũng ít kẹo gương, mấy hủ tôm chua, bánh lọc gói, vài chiếc nón hay một món thủ công mỹ nghệ. Hoặc có khi chỉ là những khuôn hình được người ta “check in” liên tục.

Check in ở chợ Đông Ba

Nom có vẻ xa xôi, nhưng chợ Đông Ba của tôi ngày trước chỉ cần chậm chân là khó mà lách qua mấy hàng kín xe gửi. Dù không phải là tết, nhưng chợ lúc nào cũng đông nghịt người. Khác với các mẹ thường lưu lại lâu hơn trong các tiệm bán hoa vải, hoa giấy, mấy đứa nhóc tì hồi đó cứ nhòm ngang, ngó dọc mà xúng xính lâu nhất ở sạp áo chị Bo, tiệm giày Ngọc Tình... và gian phụ kiện ông Hùng nổi tiếng. Sự mua sắm vẫn diễn ra hằng ngày, nhưng dạo chợ Đông Ba của những ngày hơi lâu về trước tưởng như ví được với việc đánh trận cùng cả ngàn người. Vị nồng của mực, hơi gắt của lá trà khô, mùi hương trầm ngào ngạt, mùi dưa cà mắm ruốc lan đều vào mùi dây lạt vừa đan, được quẹt thêm lớp dầu cho lưu màu mới; cả chút vị mặn từ tấm lưng của mấy người khuân vác hàng cứ tạp thẳng vào người, rồi lan vẳng lại.

Tôi không xuất ngoại đi xa, thế mà cũng vì sức hút ngút trời của siêu thị, trung tâm thương mại, hoặc nhiều cửa hàng áo quần tấp nập trong phố… mà những lần trở lại cổng chợ đã cách xa nhau đến mức không tài nào nhớ nổi.

Hôm rồi trở lại là một ngày trời oi, mấy hàng gửi xe giờ cũng xịn lên hẳn với cách quẹt thẻ lưu hình biển số, tiện lợi hơn cái hồi cô chủ phải năng tay trở đầu phấn viết đè lên yên xe bé tẹo nhiều. Mấy cửa hàng vẫn thế, làm sao mà khác đi được vì người ta vẫn phải mưu sinh, nhưng lượng khách hàng chỉ cần ngó lướt qua thôi là biết thôi xôm tụ hẳn. Điều này cũng đúng vì giờ những mẫu mã đẹp, tốt thì các cửa tiệm riêng cũng có đủ cả. Ở đó vừa mát, vừa sạch chứ không phải chen chúc như trong gian sạp cũ của chị Ngọc Tình lúc này. Phần đông những người đi chợ giờ cũng là mấy cô, dì đứng lâu trong mấy tiệm vàng, tay xách nách mang bao nhiêu thứ như đem hàng bỏ sĩ, chứ mấy đứa vai đeo cặp, cổ quàng khăn lúc này cũng ít lại. Như em gái tôi chẳng hạn, nó chắc chẳng bao giờ biết mua giày trong chợ là thế nào, có lẽ lũ bạn của nó cũng thế, khi dạo này ai cũng chuộng xỏ chân vào đôi converse hoặc chí ít cũng phải Juno, Versace... ngót nghét 500.000 – 700.000 đồng.

Tiệm chị Bo đoạn đó người này truyền miệng, người kia chen nhau cầm sẵn 2 cái áo, 3 cái quần chực chờ thử giờ cũng thưa người bớt. Ngày trước cứ lớ ngớ treo lên, tháo xuống mà không mua là bị nói liền. Nhưng giờ này “khách hàng đúng là thượng đế”.

Từ dạo người ta năng sắm đồ trong các hàng quán, chợ Đông Ba đích thị là chợ du lịch và là nơi lấy sĩ của các mối. Áo quần, giày dép thì không nói chứ hàng phụ kiện cũng nhờ đó mà kiếm lộc. Quán của ông Hùng dạo này đã có đến 2 nhân viên và 1 cái màn hình to, một người chuyên phục vụ cho khách lẻ, một chị chỉ chọn đồ sĩ cho các cửa hàng. Rồi vì là chợ nổi tiếng, nên cũng nhiều cặp dâu rể đến đây chụp bộ ảnh của mình với người thương, hay một vài lớp kéo nhau qua làm một sơ-ri ảnh tốt nghiệp. Đông Ba của một thời về trước nô nức trong trí nhớ ra sao, giờ lên ảnh cũng màu sắc và hân hoan như vậy.

Anh Đình