【doi hinh ra san mu】Cần quy hoạch lại hoạt động nuôi thuỷ sản tại đầm Thị Tường

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:53:18

Báo Cà Mau“Chỉ cần chạy vỏ máy một vòng là cá, tôm nhảy vào đủ 4-5 người ăn” hay “dỡ đống chà ít nhất phải trên 100 kg cá, tôm các loại”,… những câu chuyện kể về sự trù phú của đầm Thị Tường giờ đây chỉ còn trong ký ức. Sự khai thác quá mức với nhiều hình thức tận diệt cùng với những mâu thuẫn mới phát sinh trong hoạt động khai thác và nuôi thuỷ sản đã khiến mặt đầm “dậy sóng”.

“Chỉ cần chạy vỏ máy một vòng là cá, tôm nhảy vào đủ 4-5 người ăn” hay “dỡ đống chà ít nhất phải trên 100 kg cá, tôm các loại”,… những câu chuyện kể về sự trù phú của đầm Thị Tường giờ đây chỉ còn trong ký ức. Sự khai thác quá mức với nhiều hình thức tận diệt cùng với những mâu thuẫn mới phát sinh trong hoạt động khai thác và nuôi thuỷ sản đã khiến mặt đầm “dậy sóng”.

Nằm trên địa bàn huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước, đầm Thị Tường có diện tích mặt nước khoảng 700 ha. Ðầm được bồi lắng bởi phù sa sông Mỹ Bình, sông Ông Ðốc cùng nhiều kinh, rạch khác. Ðầm Thị Tường từ lâu đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất ÐBSCL, không chỉ được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn là nơi tái sinh của nhiều loài thuỷ sản. Cũng từ lâu, mặt đầm là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân nghèo địa phương.

Anh Trần Văn Kiệt là một trong những hộ đang thuê mặt nước nuôi sò huyết trên đầm Thị Tường.

Là một trong những người có thời gian gắn bó lâu đời và giữ diện tích mặt nước lớn nhất trên đầm, ông Hai Hùng (Nguyễn Văn Hùng), ấp Tân Lập, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, được mệnh danh là “vua đầm”. Thời gian qua, nguồn lợi thuỷ sản ở đầm Thị Tường không chỉ nuôi sống gia đình ông mà các con ông hiện nay cũng sống dựa vào đầm. Gia đình ông có đến gần 3 ha mặt nước trên đầm nhưng ông Hùng cho biết, nếu chỉ dựa vào nguồn lợi thuỷ sản trong đầm thì không cách nào sống nổi bởi cá, tôm chỉ còn 1/10 so với trước đây.

Ngồi trong căn nhà sàn giữa đầm, chỉ tay về phía đất liền, ông Hai Hùng trầm ngâm kể, trước kia chỉ cần chạy vỏ máy từ đây vào đất liền là cá, tôm nhảy vào vỏ đủ 4 người ăn, nhưng nay còn gì đâu. Các hoạt động khai thác quá mức và tận diệt đã khiến cho đầm Thị Tường kiệt sức. Nào lú, lưới, te cào rồi cả kích điện, thậm chí dùng thuốc hoá học để khai thác thì con gì mà sống nổi.

Ðể người dân nghèo có điều kiện mưu sinh trên mặt đầm, từ nhiều năm trước, chính quyền đã tiến hành phân chia cho mỗi hộ đủ điều kiện ngang 100 m và dài 200 m. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ đã cho thuê lại mặt đầm cho nhiều người đến từ tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và nhiều tỉnh khác để nuôi sò huyết. Ðến từ Kiên Giang, anh Trần Văn Kiệt thuê 2 lô với thời hạn là 3 năm, mỗi lô (ngang 100 m, dài 200 m) giá 6 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi sò huyết trên đầm Thị Tường xuất hiện cách đây khoảng 3 năm và hiện đang phát triển khá rầm rộ. Và chính hoạt động này thời gian qua đã góp phần khiến cho mặt đầm “dậy sóng”. Ông Trần Văn Ðo, ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, nhận định, chính vì nuôi sò huyết đã khiến nguồn lợi thuỷ sản trên đầm ngày một cạn kiệt. Bởi cách ăn của sò, tình trạng sò chết và hoạt động cào sò khi thu hoạch đã phá vỡ môi trường tự nhiên của đầm, khiến khả năng khôi phục nguồn lợi chậm, nhiều hộ dân bức xúc.

Không chỉ vậy, việc bao ví mặt nước trên đầm để nuôi sò là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa các hộ dân ngày một lớn hơn trên mặt đầm hiện nay. Ông Dương Hữu Quảng, ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, cho biết, việc bao ví để nuôi sò huyết khiến dân nghèo địa phương không thể tham gia khai thác thuỷ sản dưới đầm. Mấy mươi năm nay, biết bao dân nghèo ở đây chủ yếu kiếm cơm ngày 2 bữa từ nguồn lợi của đầm Thị Tường, giờ hoạt động khai thác bị hạn chế nên bức xúc là chuyện không thể tránh khỏi.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Bí thư Ðảng uỷ xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, cho biết, đã có vài vụ xung đột giữa người nuôi và dân khai thác, xã phải mời lên trụ sở giải quyết. Mâu thuẫn xuất phát từ việc dân khai thác xâm phạm vào vùng nuôi. Ngày xưa, ranh giới được chia theo kiểu từ trong bờ kéo ra giữa đầm, đến khi nào nước sâu không còn đặt được lú là dừng, nên đường ranh ngoằn ngoèo. Còn hiện nay phóng ranh giới theo đường thẳng nên xảy ra tranh chấp, người này nói người kia lấn… Ngoài ra, sau một thời gian tiếp cận với nghề nuôi sò, người dân địa phương đã nắm được kỹ thuật nên có ý muốn lấy lại để tự nuôi, đây cũng là nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn.

Tuy nhiên, theo ông Cảnh, việc một số hộ dân cho thuê mặt nước để nuôi sò huyết như hiện nay là không đúng, do mặt đầm thuộc quản lý của Nhà nước, người dân không thể cho thuê.

Ðầm Thị Tường không chỉ là điểm độc đáo về cảnh quan tự nhiên mà còn là nơi gắn liền với truyền thống lịch sử trong các cuộc kháng chiến. Do đó, việc chấn chỉnh, quy hoạch lại từ hoạt động nuôi trồng cho đến khai thác là việc làm cần thiết hiện nay./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

顶: 7434踩: 4199