您现在的位置是:Thể thao >>正文
【kết quả bóng đá c2 châu âu】Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII
Thể thao86人已围观
简介Quá trình xây dựng Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Q ...
Quá trình xây dựng Quy hoạch Điện VIII,ínhthứctrìnhChínhphủĐềánQuyhoạchđiệkết quả bóng đá c2 châu âu Bộ Công Thương đã tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Quy hoạch. Bộ đã tổ chức các cuộc hội thảo giữa kỳ, cuối kỳ và tiến hành tham vấn cộng đồng về nội dung Đề án; đăng tải thông tin lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ (moit.gov.vn), gửi lấy ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 16 Bộ và cơ quan, các Tập đoàn, Tổng Công ty trong lĩnh vực năng lượng và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Công Thương đã nhận được 681 ý kiến đóng góp, trong đó có ý kiến từ các Bộ, ngành là 141, từ các đơn vị của Bộ Công Thương là 89, từ các đơn vị hoạt động trong ngành điện là 254, từ UBND, Sở Công Thương các tỉnh là 117 và tổ chức, cá nhân, chuyên gia là 80 ý kiến.
Tháng 3/2021, Bộ Công Thương đã báo cáo Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát, hoàn thiện Đề án và tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan. Bộ Công Thương đã nhận được thêm 157 ý kiến từ các Bộ, cơ quan, 143 ý kiến của các Tập đoàn, Tổng Công ty…
Đề án quy hoạch điện VIII được xây dựng trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết 55-ND/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, trên cơ sở 3 quan điểm cốt lõi, gồm:
Thứ nhất, phát triển điện lực đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.
Thứ hai,phát triển đồng bộ nguồn và lưới; thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng miền; không xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2021-2030; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045.
Thứ ba,tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác…) với quy mô phù hợp. Xem xét lộ trình giảm các nguồn điện than, phát triển các nguồn điện khí LNG một các hợp lý. Tăng cường nhập khẩu điện trên cơ sở tuân thủ các văn bản ghi nhớ đã cam kết.
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay luôn chú trọng phát triển ngành điện lực, luôn chủ trương điện phải đi trước một bước, làm nguồn động lực cho phát triển kinh tế − xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao tiềm lực an ninh quốc phòng. Trong Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã nêu: "Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng".
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đánh giá việc phát triển ngành năng lượng nói chung và phân ngành điện nói riêng như sau: “Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện;… Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo”.
Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030. Trải qua hơn 4 năm thực hiện, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành điện về cơ bản đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều biến động lớn trong phát triển điện lực, như việc Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, tạo ra sự bùng nổ đầu tư của các dự án điện mặt trời, điện gió (chủ yếu do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện – là điểm mới so với trước đây khi hầu hết các dự án, công trình điện đều do các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước đầu tư); sự chậm trễ và khó khăn trong đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện (đặc biệt là các nhà máy điện truyền thống); sự phát triển của công nghệ trong sản xuất và truyền tải điện (đặc biệt là công nghệ điện mặt trời, điện gió), dẫn tới khả năng giảm sâu giá thành sản xuất của loại hình nguồn điện này; sự xuất hiện của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng to lớn tới quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện…
Những biến động này có tác động lớn tới tình hình phát triển điện lực của Việt Nam, vì vậy việc lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) là nhiệm vụ cấp bách và có tính thời sự cao.
Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Có thể nêu ra một số thách thức lớn đối với ngành điện như sau: nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn nhất định trong vận hành hệ thống điện, các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…
Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch sẽ định hướng được tương lai phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp điện; xác định quy mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Tags:
相关文章
1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
Thể thaoTối ngày 26/9, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai ...
【Thể thao】
阅读更多Người mẹ 'đại gia' sẵn sàng bán nhà Hà Nội đầu tư cho Hoàng Yến Chibi
Thể thaoMẹ ruột Hoàng Chibi là người phụ nữ Hà thành chăm chỉ đảm đang hết l&ogr ...
【Thể thao】
阅读更多Ngày 10/9: Giá heo hơi đi ngang trên diện rộng, mức cao nhất 60.000 đồng/kg
Thể thaoDự báo, đà tăng giá heo hơi sẽ được duy trì trong tuần tới. Ảnh: TLTại khu vực miền Bắc dao động tro ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- VNPT IDC Hòa Lạc được Hà Nội lựa chọn để “gửi gắm” dữ liệu
- ASEAN tổ chức Diễn đàn Đầu tư Bền vững: Vì sự phục hồi kinh tế bền vững của khu vực
- Ngày 29/10: Giá heo hơi đạt mức trung bình hơn 52.000 đồng/kg
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Ngày 18/10: Giá heo hơi tiếp đà lao dốc tại nhiều địa phương
最新文章
-
Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
-
Ngày 12/10: Giá gas kéo dài đà tăng, dầu thô tiếp tục giảm
-
Đạo diễn Hoàng Nhật Nam loại thẳng thí sinh 'đạo nhái' thiết kế vương miện
-
Tỷ giá USD hôm nay 18/12/2024: đồng USD tăng giá với kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất
-
Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
-
Ngày 25/9: Giá sắt thép kéo dài đà giảm phiên thứ 4 liên tiếp
友情链接
- Thủ tướng: Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo một cách tổng thể, toàn diện
- Những dự án nổi bật bảo vệ môi trường tại Vòng chung kết Hành động vì cộng đồng
- Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm
- PVFCCo bàn giao 100.000 cây xanh và vật tư góp phần 'xanh hóa Trường Sa'
- Hộp giấy đựng thức ăn: Sản phẩm đồng hành cùng bao bì xanh
- Tuabin gió mới làm từ thép phát thải thấp thân thiện với môi trường
- HoSE cân nhắc phạt doanh nghiệp không có báo cáo về khí phát thải
- Sử dụng kỹ thuật số để giải quyết 'bộ ba vấn đề năng lượng'
- Giảm rác thải nhựa đại dương cần chính sách và hành động quyết liệt
- Hướng tới thương mại điện tử xanh để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương