当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【shonan vs】Tiêm kích J正文

【shonan vs】Tiêm kích J

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 17:57:45 评论数:
(VTC News) -

J-35 có nhiều thông số vượt trội so với F-35 của Mỹ nhưng cũng có ý kiến nghi ngờ hiệu suất thực tế của tiêm kích hạm do Trung Quốc phát triển này.

Các hình ảnh gần đây cho thấy sự xuất hiện của tiêm kích hạm J-35 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh,êmkíshonan vs phản ánh những tiến bộ về năng lực không quân - hải quân Trung Quốc. Dù thông tin chi tiết còn hạn chế, một số nguồn tin Trung Quốc tuyên bố J-35 có thể sánh ngang với F-35 Lightning II của Mỹ.

Tiêm kích hạm J-35 của Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Tiêm kích hạm J-35 của Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Hải quân Trung Quốc được cho là đang tiến hành các thử nghiệm với Shenyang J-35 Gyrfalcon - biến thể sử dụng trên tàu sân bay của máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ thế hệ thứ năm FC-31.

"Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo trên tàu sân bay của Trung Quốc, được các nhà quan sát quân sự gọi là J-35, đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc", tờ China Dailyđưa tin.

Nguyên mẫu FC-31 được cho là sử dụng động cơ RD-93 do Nga sản xuất nhưng J-35 sẽ sử dụng động cơ hai động cơ WS-19, được trang bị công nghệ vectơ lực đẩy đa hướng do Trung Quốc cải tiến, cho phép J-35 có trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn và tốc độ lớn nhất Mach 2,2.

F-35 dự kiến ​​có thể mang được tải trọng khoảng 8 tấn. Bên trong có thể mang bốn loại đạn dược có tổng trọng lượng gần 2 tấn. Bên ngoài có sáu giá treo khả năng mang gần 6 tấn. Vũ khí chính của máy bay phản lực này bao gồm tên lửa tầm ngắn PL-10 và tên lửa không đối không tầm trung PL-12.

Các báo cáo về J-35 lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 6/2020, cho biết đây là một phiên bản "sẵn sàng sản xuất" với các đường nét mềm mại hơn, có mũi radar lớn hơn để trang bị radar mạnh hơn. Bên cạnh đó, diện tích phản xạ radar tối thiểu trong hình chiếu phía trước của J-35 chỉ là 0,01 m2, tương ứng với một trong những cấp độ tàng hình cao nhất trên thế giới.

Tiêm kích F-35C trên tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson của hải quân Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Tiêm kích F-35C trên tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson của hải quân Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Thông tin chi tiết về khả năng của J-35 vẫn còn ít. Một số nguồn tin tức của Trung Quốc trích dẫn các chuyên gia khẳng định tiêm kích này ít nhất cũng có năng lực ngang với Lockheed Martin F-35 Lightning II của quân đội Mỹ, thậm chí vượt trội ở một số khía cạnh.

"Các thông số của J-35 rất tuyệt vời, có khả năng vượt trội hơn so với F-35C trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ví dụ, tốc độ tối đa của F-35C là 1,6 Mach, với bán kính hoạt động là 1.240 km. Trong khi đó, bán kính hoạt động của J-35 đạt 1350 km, với tốc độ tối đa 2,2 Mach", tờChina Armsbình luận.

Dù vậy, vẫn có những ý kiến nghi ngờ hiệu suất thực tế của J-35 bởi Trung Quốc vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, trong khi Mỹ đã phát triển những máy bay chiến đấu như vậy kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Biến thể J-35 dùng cho tàu sân bay của FC-31 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/10/2021. Nó có cơ chế thanh phóng bằng máy phóng và cánh có thể gập lại, thích hợp sử dụng trên tàu Type 003 Phúc Kiến, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc nhưng là tàu đầu tiên sử dụng hệ thống phóng máy bay điện từ.

Mô hình tiêm kích hạm J-35 (bên phải) và J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh hồi tháng 2/2024. (Ảnh: Wenhui)

Mô hình tiêm kích hạm J-35 (bên phải) và J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh hồi tháng 2/2024. (Ảnh: Wenhui)

Những bức ảnh gần đây cho thấy J-35 có thể hoạt động cùng với Shenyang J-15 Flying Shark, một máy bay Trung Quốc sản xuất dựa trên Sukhoi Su-33 do Liên Xô thiết kế.

Hồi tháng 2, mô hình kích thước giống thật của J-35 và J-15 được nhìn thấy trên boong tàu Liêu Ninh của Trung Quốc, khi rời nhà máy đóng tàu Đại Liên di chuyển ra biển để thử nghiệm sau khoảng một năm đại tu, bảo dưỡng.

J-15 được phát triển riêng cho Type 001 Liêu Ninh và Type 002 Sơn Đông, cả hai đều sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu. Đường băng kiểu này yêu cầu tải trọng của máy bay phải giảm đáng kể so với máy bay cất cánh bằng máy phóng.

Hiện tại, J-35 dường như có thể hoạt động từ cả ba tàu sân bay của hải quân Trung Quốc - nhưng vẫn chưa rõ những điều chỉnh nào cần được thực hiện để đưa nó cất cánh từ thiết kế cầu nhảy kiểu cũ.

Hoa Vũ(Nguồn: The National Interest, China Arms)