您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi kèo giải ngoại hạng anh】Doanh nghiệp thực phẩm “đau đầu” với kiểm nghiệm 正文

【soi kèo giải ngoại hạng anh】Doanh nghiệp thực phẩm “đau đầu” với kiểm nghiệm

时间:2025-01-10 19:40:54 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Các DN chế biến thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong kiểm nghiệm sản phẩm. (Ảnh: Trần Việt​​​) Kh soi kèo giải ngoại hạng anh

doanh nghiep thuc pham dau dau voi kiem nghiem

Các DN chế biến thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong kiểm nghiệm sản phẩm. (Ảnh: Trần Việt​​​)

Khó khăn

Đối với hàng thực phẩm,ệpthựcphẩmđauđầuvớikiểmnghiệsoi kèo giải ngoại hạng anh mọi hoạt động XNK đều phải qua công tác kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm. Mặc dù công tác này thời gian qua đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên, theo nhiều DN, bên cạnh chất lượng các cơ quan kiểm nghiệm của Việt Nam chưa đạt yêu cầu thì thủ tục kiểm tra, kiểm dịch cũng đang gây khó khăn cho DN, khiến DN phải mất chi phí, tốn thêm thời gian hoặc phải đưa mẫu đi kiểm tra tại nước ngoài.

Theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sau khi hàng cập cảng, DN có thể được mang về kho bảo quản tại kho riêng để chờ kết quả kiểm dịch. Sau khi có kết quả đạt yêu cầu, lô hàng mới được thông quan và đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, sau Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có hiệu lực từ ngày 15-8-2016, các lô hàng NK của DN đều phải kiểm dịch tại cửa khẩu nhập hàng và khi có kết quả mới được đưa về kho. Trong khi, đặc thù của hàng thủy sản là hàng đông lạnh, để lâu ngoài cảng sẽ tốn chi phí lưu kho, lưu bãi và có thể ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng do chất lượng bảo quản không thể tốt như tại kho. Điều này gây khó khăn cho những DN chấp hành tốt pháp luật.

Cùng với vấn đề trên, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP, các DN ngành thủy sản còn đang gặp vướng mắc liên quan đến thủ tục ghi nhãn hàng hóa, thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp an toàn thực phẩm đối với hàng NK để sản xuất XK. Theo đó, nhiều DN thủy sản bị lập biên bản vi phạm về ghi nhãn bao bì vì không ghi nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, đa số DN thủy sản NK nguyên liệu thủy sản để sản xuất XK hoặc nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng XK (đều không lưu thông hay tiêu thụ trong nước), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Bên cạnh những khó khăn về thủ tục, chất lượng các đơn vị kiểm nghiệm cũng là vấn đề đáng bàn. Đại diện một DN thực phẩm cho biết, DN mang hồ sơ sản phẩm để chào bán nhưng phía đối tác không chấp nhận kết quả từ phòng kiểm nghiệm trong nước do chưa đạt chuẩn quốc tế. Vì thế, DN lại phải tốn thêm chi phí đưa mẫu sang xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của Hồng Kông, Singapore… Chưa kể đến, một số phòng thí nghiệm trong nước đòi hỏi nhiều thủ tục khá phức tạp, mất nhiều thời gian hơn cả khi DN gửi mẫu ra nước ngoài.

Cùng với những khó khăn trên, nhiều DN còn cho hay, các cơ quan kiểm nghiệm dù ở trong hay ngoài nước đều khó có thể cùng đưa ra kết quả, thông số tuyệt đối đúng chung cho một mẫu sản phẩm chưa kể đến những sai khác trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Nhưng nhiều cơ quan vẫn yêu cầu DN phải cung cấp sản phẩm đúng với hàm lượng đã đăng ký trên nhãn dán nên DN cũng gặp khó khi thực hiện.

Chờ thay đổi

Chia sẻ về kinh nghiệm làm thủ tục XK của DN, ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, sản phẩm XK của Vinamilk được phải tuân thủ các yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm tại quốc gia đó. Tuy nhiên, các quốc gia này cho phép một mức độ dung sai nhất định (mức độ khác biệt giữa hàm lượng trên sản phẩm thực tế với hàm lượng đăng ký trên bao bì) để DN dựa vào đấy điều chỉnh chất lượng sản phẩm. Dung sai là điều khó tránh khỏi, bởi một mẫu sản phẩm, DN chia ra để gửi đi hai phòng kiểm nghiệm lại nhận được hai kết quả khác nhau.

Về vấn đề này, theo một chuyên gia đến từ Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ, các DN đều mong muốn chất lượng phòng kiểm nghiệm được tốt hơn, đặc biệt là các phòng kiểm nghiệm trong nước phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các DN cũng phải có sự thay đổi, kiểm tra chất lượng nguyên liệu từ khâu đầu vào, để sản phẩm đảm bảo an toàn, tuân thủ theo các nguyên tắc trong nước và của các nước NK.

Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi trên, các DN còn mong muốn Nhà nước có một cơ chế “cởi mở” hơn cho việc kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm. Trong đó, DN mong muốn Nhà nước đưa ra quy định về độ dung sai hợp lý, không chỉ đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng mà còn phải phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của DN.

Với vấn đề quy trình thủ tục, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2015, Cục An toàn thực phẩm đã thực hiện triển khai cơ chế một cửa đối với việc kiểm tra các sản phẩm NK thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Điều này đã giúp rút ngắn nhiều thời gian so với làm thủ tục giấy, thời gian trung bình kiểm tra giảm từ 3 ngày xuống còn 1,5 ngày… Việc kiểm tra chuyển sang hậu kiểm là chính. Dù vậy, một số DN vẫn còn phản ánh việc kiểm tra chưa được thực thi hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân do chưa có sự thống nhất phối hợp giữa các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương. Vì thế, một sự thống nhất, cùng cải thiện giữa các bên liên quan sẽ giúp DN thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, theo đúng các chỉ đạo của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ DN.